VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI
CƠ QUAN BAN NGÀNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online :
288
Tổng lượt :
6466972
Đặc điểm phân bố nguyên tố ti trong trầm tích tầng mặt biển Việt Nam từ 0-100m nước

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ NGUYÊN TỐ Ti TRONG TRẦM TÍCH TẦNG MẶT BIỂN VIỆT NAM TỪ 0-100m NƯỚC


PHẠM THỊ NGA, LÊ VĂN HỌC, NGUYỄN DUY DUYẾN, TRÌNH VĂN THƯ


Trung tâm Điều tra tài nguyên – môi trường biển - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Tóm tắt: Bài báo này dựa trên các kết quả thực hiện của Đề tài “Nghiên cứ xây dựng atlat địa hóa một số nguyên tố trong trầm tích tầng mặt biển Việt Nam (0-100 m nước) Mã số TNMT.06.28. Với việc xử lý 8.914 kết quả phân tích địa hóa (bằng phương pháp quang phổ plasma) được thu thập trong các đề tài, dự án, đề án đã thực hiện từ trước tới nay do Trung tâm Điều tra tài nguyên - môi trường biển chủ trì. Tập thể tác giả đã đưa ra tổng quan về đặc điểm phân bốxu hướng biến đổi hàm lượng của nguyên tố titan trong các trường trầm tích khác nhau theo từng vùng cụ thể, trải dài từ Móng Cái - Hà Tiên trên toàn vùng biển Việi Nam, độ sâu từ 0-100 m nước. Hàm lượng Ti cao (7.000-10.000 ppm) tập trung phân bố tại các cửa sông, vũng vịnh trong các trường trầm tích cát, cát bùn và cát bùn sạn, độ sâu 0-30 m nước (dải ven biển Bình Định - Bình Thuận). Các khu vực khác Ti phân bố không nhiều cũng như hàm lượng không cao trung bình khoảng 2.930 ppm, nhất là độ sâu từ 60-100 m nước. Đây cũng là cảc dấu hiệu địa hóa quan trọng trong việc phục vụ tìm kiếm sa khoáng ven biển Việt Nam.

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)


Các tin khác