50. Nguồn Bản Pèo

Vị trí. Bản Pèo, xã Tường Phong, huyện Phù Yên.

j = 21o06’20"; l = 104o41’30.

Dạng xuất lộ. Nước chảy ra từ hang karst đá vôi với lưu lượng 7 l/s, có bọt khí phun lên từng đợt.

Lịch sử. Nguồn nước lần đầu tiên được nêu trong công trình của F. Blondel [3]. Năm 1940 M. Autret đã đến khảo sát và lấy mẫu phân tích. Kết quả được công bố [2] với những mô tả khá chi tiết về vị trí và thạch học đá chứa nước.

Năm 1966, Đoàn 20 B đã đến khảo sát và đưa lên bản đồ địa chất 1:200.000 tờ Vạn Yên. Về sau Đoàn 54 và một số đơn vị khác cũng đến khảo sát.

Tính chất lý - hóa.

- Mẫu nước do M. Autret lấy ngày 7/12/40 có những đặc tính sau:

Nhiệt độ = 47,5oC; pH=6,7; cặn khô =2398 mg/l.

Thành phần ion và các hợp chất chính ( mg/l) gồm : CO2 tự do và bán liên kết = 77,3; CO2 liên kết=159,2; Cl = 4,2; NaCl=7; P2O5 = 0,6; SO3 = 1105,6; As = 0,002; SiO2 = 34; Al2O3 = 3,7; Fe2O3 = 0,3; CaO = 628,2; MgO = 160; Na2O = 81,4; Na = 60,4; K2O = 14,9.

- Mẫu lấy ngày 26/3/74 được phân tích tại trường ĐHDK HN cho kết quả như sau:

Tính chất vật lý. Màu: trong Mùi: không Vị: lợ

Nhiệt độ: 47oC pH: 7,6

Độ khoáng hoá: 2297,16 mg/l ( tổng ion)

Anion

mg/l

mge/l

 

Cation

mg/l

mge/l

HCO3-

253,84

4,16

 

Na+

113,57

4,94

Cl-

28,37

0,8

 

Ca2+

400,08

20,04

SO42-

1392,0

28,98

 

Mg2+

109,337

9,11

Br-

0,13

 

 

Fe3+

   

Cộng

1674,34

33,94

 

Cộng

623,02

34,09

Các hợp phần khác (mg/l): H4SiO4 = 60 , H2SiO3 = 48,8

Kiểu hoá học. Nước sulfat calci, khoáng hóa vừa.

Xếp loại. Nước khoáng hóa, nóng vừa.