43. Nguồn Bản Vàn (Bản Vân)

Vị trí. Xã Chim Vàng, huyện Bắc Yên.

j = 21o15’30"; l = 104o15’05".

Dạng xuất lộ. Nước chảy ra từ bồi tích bên bờ một con suối nhánh của Sông Đà, ở đâyđá vôi. Lưu lượng 0,6 l/s, có bọt khí phun lên từng đợt.

Lịch sử. Nguồn nước lần đầu tiên được nêu trong công trình của F. Blondel vào năm 1928 [3]. Năm 1940 Autret đã lấy mẫu phân tích. Kết quả được công bố trong văn liệu [2] với những hướng dẫn khá chi tiết về đường đi. ông cho rằng đây là nguồn nước có độ khoáng hoá lớn nhất trong số những nguồn nước sulfat calci được biết cho tới thời điểm đó.

Năm 1969, Đoàn 20 B đã đến khảo sát và đưa lên bản đồ địa chất 1:200000 tờ Vạn Yên. Về sau một số đơn vị khác cũng đến nghiên cứu.

Tính chất lý - hóa.

- Đặc tính lý - hóa của nguồn Bản Vàn được nêu trong công trình của Autret như sau (mẫu lấy ngày 6/12/40):

Nhiệt độ = 46oC; pH=6,6; cặn khô = 2696 mg/l.

Thành phần ion và các hợp chất chính ( mg/l) gồm : CO2 tự do và bán liên kết = 105,6; CO2 liên kết=213,4; Cl = 4,4; NaCl=7,3; P2O5 = 0,5; SO3 = 1368; SiO3 = 44; Al2O3 = 3,4; Fe2O3 = 0,6; CaO = 796; MgO = 175,2; Na2O = 43,1; Na = 32; K2O = 5,8.

- Mẫu lấy ngày 25/3/74, được phân tích tại trường ĐHDK HN cho kết quả như sau:

Tính chất vật lý. Màu: trong Mùi: thoảng mùi H2S Vị: lợ

Nhiệt độ: 47oC pH: 7,55

Độ khoáng hoá: 2875,86 mg/l ( tổng ion)

Anion

mg/l

mge/l

 

Cation

mg/l

mge/l

HCO3-

335,66

5,328

 

Na+

209,85

9,124

Cl-

10,64

0,299

 

Ca2+

489,98

24,499

SO42-

1728,0

36,0

 

Mg2+

99,65

8,304

F-

1,08

 

 

Fe2+

   

Br-

1,0

 

 

Fe3+

   

Cộng

2076,38

41,927

 

Cộng

799,48

41,927

Các hợp phần khác (mg/l): H4SiO4 = 72,0 (H2SiO3 = 58,54)

Kiểu hoá học. Nước sulfat calci - natri, khoáng hóa vừa.

Xếp loại. Nước khoáng silic, nóng vừa.