33. Nguồn Mường Pìa

Vị trí. Xã Mường Hoa, huyện Mường La.

j = 21o26’00"; l = 104o08’10".

Cách Tạ Bú khoảng 13 km về phía đông nam.

Dạng xuất lộ. Nước lộ ra thành một cụm mạch từ đá vôi trên một diện tích vài trăm m2 trên sườn đồi. Lưu lượng 0,5 l/s.

Lịch sử. Nguồn nước lần đầu tiên được nêu trong văn liệu của F.Blondel năm 1928 [4]. Năm 1940 M. Autret đã đến khảo sát lấy mẫu phân tích [2], về sau nhiều nhà địa chất cũng đã nghiên cứu.

Tính chất lý - hoá.

- Theo M. Autret (1941) nguồn Mường Pìa có những đặc tính lý - hoá sau đây :

Nhiệt độ = 53oC; pH=7,5; cặn khô = 5948 mg/l.

Thành phần ion và các hợp chất chính ( mg/l) gồm :

Cl = 1597; NaCl = 2630, P2O5 = 0,3; SO3 = 1517,3, SiO2= 60; Al2O3 = 5,2; Fe2O3 = 0,8; CaO = 959,2; MgO = 310; Na2O = 1384,2; Na = 1027; K2O = 9,3.

- Mẫu nước lấy ngày 23/3/74 được phân tích tại trường ĐHDK HN cho kết quả như sau:

Tính chất vật lý. Màu: trong Mùi: không Vị: mặn

Nhiệt độ: 52-55oC pH: 7,44

Độ khoáng hoá: 5085,35mg/l ( tổng ion )

Anion

mg/l

mge/l

 

Cation

mg/l

mge/l

HCO3-

338,05

5,54

 

Na+ + K+

921,90

40,10

Cl-

1581,52

44,6

 

Ca2+

490,98

24,50

SO42-

1537,0

32,0

 

Mg2+

212,80

17,5

F-

1,6

0,08

 

Fe3+

   

I-

0,42

 

 

Al3+

1,08

0,12

Cộng

3458,59

82,22

 

Cộng

1626,76

82,22

Các hợp phần khác (mg/l): H2SiO3=51,22

Kiểu hoá học. Nước clorur sulfat natri- calci- magnesi, khoáng hóa rất cao.

Xếp loại. NK silic, nóng vừa.

Tình trạng sử dụng. Trong thời kháng chiến, bộ đội và nhân dân đã lấy nước cô thành muối ăn.