15. Nguồn Mường Luân

Vị trí. Bản Mường Luân, xã Mường Luân, huyện Điện Biên.

j = 21o14’20"; l = 103o19’20".

Dạng xuất lộ. Nước chảy ra từ các khe nứt của một thể tường porphyr thạch anh dày độ 2m, cắt qua khối granođiorit, lưu lượng 0,08 l/s. Trên một đoạn dài khoảng 10m ven bờ phải dòng suối chảy cạnh nguồn nước còn gặp nhiều điểm thấm rỉ của NK. Nước chứa nhiều bọt khí phun theo nhịp. Dọc theo đường chảy của nước khoáng ra suối thấy những lớp travertin màu trắng ngà đến vàng nhạt bám vào đá gốc.

Lịch sử. Nguồn nước được Đoàn 20B khảo sát và đưa lên bản đồ địa chất 1:200000 tờ Sơn La năm 1973. Về sau, nhiều đơn vị khác cũng đến nghiên cứu.

Tính chất lý hoá.

Chỉ tiêu phân tích

Mẫu 1 (16/11/72)

Đoàn 54

Mẫu 2 (12/4/73)

Liên đoàn BĐĐC

Tính chất vật lý

trong, không mùi, tê lưỡi

trong, không mùi, tê lưỡi

 

T = 26oC

T = 26,5oC

pH

7,0

8,0

Độ khoáng hoá, mg/l

3059

2759

Anion

mg/l

mge/l

mg/l

mge/l

HCO3-

2008,5

32,9

1886,52

27,46

CO32-

   

135,16

4,5

Cl-

121,4

3,41

105,97

2,96

SO42-

vết

vết

41,27

0,85

F-

 

 

0,09

 

Br-

 

 

0,27

 

HBO2-

 

 

2,50

0,04

Cộng

2129,9

36,311

2171,78

35,81

 

Cation

mg/l

mge/l

mg/l

mge/l

Na+

635,9

27,58

745,33

34,42

Ca2+

104,0

5,19

3,9

0,19

Mg2+

42,7

3,52

39,49

3,24

Fe2+

   

0,12

0,03

Fe3+

 

 

0,69

0,27

Cộng

692,6

36,29

789,53

37,95

Các hợp phần khác, mg/l

CO2=1500

HBO2- =7,5

CO2=1500

Kiểu hoá học. Nước bicarbonat natri, khoáng hoá vừa.

Xếp loại. NK carbonic - bor.