6. Nguồn Bản Trang (Mường Lay)

Vị trí. Bản Trang, xã Lay Tảng, huyện Mường Lay.

j = 22o04’00"; l = 103o05’00".

Dạng xuất lộ. NK lộ thành mạch, rỉ từ đá phiến silic bên bờ Ngòi Nậm, với lưu lượng 0,2 l/s.

Lịch sử. Lần đầu tiên được nêu trong công trình của F.Blondel năm 1928 [3] dưới tên gọi Mường Lai với một vài dòng mô tả sơ lược: "Nước sulfat, hàm lượng H2S cao nhất trong số các nguồn nước sulfur ở Bắc Kỳ (0,006 g/l). Hàm lượng CaO =0,145 g/l. Nhiệt độ 20oC ". Trong công trình của C. Madrolle công bố năm 1931 [28] chỉ nhắc đến tên nguồn Mường Lai, không có số liệu gì mới. Năm 1941, M.Autret đã đến khảo sát, ghi rõ hơn vị trí của nguồn: "nằm bên bờ phải sông Đà, cách Lai Châu 7km về phía thượng nguồn. Nước chảy ra từ một cái hang, nhiệt độ 19oC, bốc mùi H2S mạnh" [2]. Năm 1974 Đoàn 54 đã đến khảo sát trong quá trình phổ tra NK miền Bắc Việt Nam.

Tính chất lý - hoá. Mẫu lấy ngày 13/3/74, được phân tích tại Trường ĐHDKHN.

Tính chất vật lý. Màu: trong Mùi: H2S Vị: nhạt

Nhiệt độ: 28oC pH: 7,7

Độ khoáng hoá: 479,02 mg/l, cặn khô: 527 mg/l

Anion

mg/l

mge/l

 

Cation

mg/l

mge/l

HCO3-

481,90

7,88

 

Na++ K+

84,60

3,68

CO32-

   

 

 

   

Cl-

25,16

0,70

 

Ca2+

80,16

4,0

SO42-

28,80

0,60

 

Mg2+

18,24

1,50

F-

0,30

 

 

Fe3+

   

Br-

0,80

 

 

Al3+

 

 

Cộng

296,01

9,18

 

Cộng

183,00

9,18

Các hợp phần khác (mg/l): H2S = 1,5-12,1

Kiểu hoá học: Nước bicarbonatcalci- natri, khoáng hoá rất thấp.

Xếp loại. Nước khoáng sulfur-hyđro.