210. Nguồn Cà Đin

Vị trí. Buôn Cà Đin, xã Đak Hơđrai, huyện Sa Thầy, cách thị xã Kon Tum 45km về phía tây. Nguồn nước nằm bên bờ suối Cà Tó, phía hữu ngạn sông Sa Thầy (Đak Hơđrai) cách sông khoảng 200 m, cách buôn Cà Đin 400-500 m về phía bắc.

j = 14o20’20"; l = 107o31’00".

Dạng xuất lộ. Nước chảy ra từ các khe nứt trong đá quarzit thành nhiều mạch kéo dài trên 40 m, lưu lượng 3,6 l/s. Nước có mùi H2S, thỉnh thoảng có một ít bọt khí thoát ra. Tại nguồn lộ có kết tủa màu trắng và hyđroxit sắt màu vàng.

Lịch sử. Nguồn nước được Đoàn 500 khảo sát trong quá trình chỉnh lý bản đồ địa chất miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 năm 1977.

Tính chất lý - hoá. Mẫu nước lấy ngày 15/6/77, được phân tích tại Liên đoàn BĐĐC.

Tính chất vật lý : Màu : trong Mùi: H2S Vị: nhạt

Nhiệt độ: 55oC pH: 6,0

Độ khoáng hóa: 680 mg/l

Anion

mg/l

mge/l

 

Cation

mg/l

mge/l

HCO3-

176,90

2,90

 

Na+

161,92

7,04

Cl-

19,48

0,549

 

Ca2+

6,00

0,30

SO42-

189,29

3,941

 

Mg2+

0,60

0,05

Cộng

385,67

7,39

 

Cộng

168,52

7,39

Các hợp phần khác (mg/l): H2SiO3 = 70

Kiểu hoá học. Nước sulfat - bicarbonat natri, khoáng hoá thấp.

Xếp loại. NK silic, nóng vừa.

Những nguồn mới có một số thông tin sơ bộ

Theo H.Fontaine [14], trong công trình của H. Mautre "Les jungles Moi" xuất bản ở Paris năm 1912 có một thông tin ngắn như sau: có 5 nguồn nước nóng được tìm thấy trong thung lũng sông Đak Hơđrai, nằm ở phía tây Kon Tum khoảng 45 km. Sông chảy theo hướng bắc nam và đổ vào sông Sê San. Các nguồn đó là:

1. Nguồn Kray Tô. Nhiệt độ 49 đến 53oC, nước có chứa bọt khí, bốc mùi H2S, xuất lộ cách suối Ya Kray Tô chừng 20 m.

2. Nguồn Kray Ktau. Nằm ở phía nam ngã ba sông Đak Hơđrai và suối Đak Rmau khoảng 1km. Nước ấm có mùi trứng thối, lưu lượng lớn.

3. Nguồn Kray Rkuy. Lộ ở bờ phải của sông Hơđrai gần cửa suối Ya Rkuy, lưu lượng rất nhỏ. Nước có vị bicarbonat, nhiệt độ trung bình.

4. Nguồn Kray Hmu. Lộ ở bờ phải sông Đak Hơđrai giữa 2 nguồn Kray Ktau và Kray RKuy, bên suối Ya Kray Hmũ.

5. Nguồn Kray Begram. Lộ ở bờ trái sông Đak Hơđrai, bên suối Kray Begram gần đối diện với nguồn Kray Hmũ.

Các nguồn này đều không được đưa lên bản đồ, vị trí không xác định.

Năm 1977 trong quá trình khảo sát để chỉnh biên bản đồ địa chất miền Nam Việt Nam, Đoàn 500 có đến vùng này phổ tra nhưng chỉ phát hiện nhóm nguồn Cà Đin như đã mô tả ở trên. Năm 1979 Đoàn 500N cũng đến đây khảo sát để lập bản đồ ĐCTV Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 và đã phát hiện 2 nguồn Mơ Rai và Plei Po cùng ở xã Mơ Rai, không biết các nguồn này có trùng với những nguồn nêu trong công trình của H. Fontaine hay không, cần kiểm tra.