VI. CAO NGUYÊN NAM TRUNG BỘ

TỈNH KON TUM

197. Nguồn Đak Tô*

Vị trí. Thị trấn Đak Tô. Nguồn nước nằm cách huyện lỵ Đak Tô khoảng 500 m về phía đông, cạnh quốc lộ 14, cách thị xã Kon Tum 45 km về phía bắc - tây bắc.

j = 14o39’50"; l = 107o50’10".

Dạng xuất lộ. Nguồn lộ nước thành nhiều mạch. Lưu lượng nhỏ. Tại điểm lộ có kết tủa lưu huỳnh màu trắng sữa.

Lịch sử. Trong công trình nghiên cứu về NKNN ở Đông Dương của F.Blondel công bố năm 1928 [3] có ghi: ở Đak Tô có một nguồn nước nóng sulfur (45oC), khoáng hoá thấp (cặn khô 0,307 g/l) nhưng không chỉ rõ vị trí. Năm 1957 H.Fontaine đã tìm thấy trong vùng gần Đak Tô có 2 nguồn NN, ông đặt tên là nguồn Đak Tô và nguồn Kon Đu, không biết nguồn nào do F.Blondel phát hiện. Về sau không thấy một công trình nào nói đến nguồn nước này.

Tính chất lý - hoá. Mẫu do H. Fontaine lấy ngày 11/4/1957 được phân tích tại Viện Pasteur Sài Gòn. #9;

Tính chất vật lý. Màu: phớt vàng Mùi: H2S Vị: nhạt

Nhiệt độ: 30oC pH = 8,9

Độ khoáng hóa: 291 mg/l (Cặn khô)

Anion

mg/l

mge/l

 

Cation

mg/l

mge/l

HCO3-

100,2

1,65

 

Na+

121,1

5,27

CO32-

9,0

0,30

 

K+

0

0

Cl-

vết

Vết

 

Ca2+

4,0

0,20

SO42-

59,3

1,23

 

Mg2+

0,5

0,04

NO2-

0

0

 

Fe2+

0,3

0,01

NO3-

0,2

Vết

 

Fe3+

 

 

F-

8,2

0,43

 

Al3+

0,3

0,03

SiO32-

69,9

1,84

 

NH4+

0

0

PO43-

3,4

0,11

 

 

 

 

Cộng

250,2

5,56

 

Cộng

126,2

5,55

Các hợp phần khác: As = 0,1 mg/l

* Chính xác hơn nên gọi là Đak Tố (theo tiếng dân tộc địa phương Đak có nghĩa là "nước", Tố là "nóng"). Do phát âm sai theo cách viết của người Pháp trên bản đồ "ĐakTô" nên lâu ngày trở thành quen.

Kiểu hoá học. Bicarbonat - sulfat natri, khoáng hoá rất thấp

Xếp loại. NK silic -fluor, ấm.