163. Nguồn Hội Vân

Vị trí. Thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát. Từ thị trấn Phù Cát trên quốc lộ 1 rẽ về hướng tây theo một con đường đất vượt qua đường sắt xuyên Việt đi tiếp khoảng 2 km đến Viện Điều dưỡng nước khoáng Hội Vân.

j = 14o00’40"; l = 109o07’20".

Dạng xuất lộ. Nước lộ thành nhiều điểm dưới lòng suối Tiên trên một quãng dài 600 m theo phương bắc - nam. Lưu lượng không thể đo chính xác, ước tính không ít hơn 10 l/s.

Lịch sử. Theo truyền thuyết, từ thời xa xưa, người Chiêm Thành đã biết dùng nước này để chữa bệnh. Nguồn nước đã được ghi chép trong "Phủ biện tạp lục" của Lê Quý Đôn [24] và Đại Nam nhất thống chí [10]. Trong những năm 1923-1928 C.Madrolle, Sallet, F.Blondel đã nêu trong văn liệu [26, 43, 3]. Năm 1957 H.Fontaine lấy mẫu phân tích [14]. Sau năm 1975 nhiều nhà địa chất, y tế, năng lượng Việt Nam và nước ngoài (Liên Xô, Tiệp Khắc, Pháp, Mỹ, Italia, New Zealand) đã đến nghiên cứu [44, 19, 29]. Năm 1984 Liên đoàn ĐCTV miền Nam đã khoan 3 lỗ khoan tìm kiếm HV1, HV2, HV3 với chiều sâu tương ứng 126, 250 và 193 m. đã gặp NK phun cao trên mặt đất từ 0,8 đến 5,5 m; lưu lượng tối đa 3,2 l/s; nhiệt độ cao nhất 850C. Trữ lượng tính được cấp B=743 m3/ng, cấp C1 = 953 m3/ng, cấp C2 = 713 m3/ng.

Tính chất lý - hoá.

 

Chỉ tiêu
phân tích

Mẫu 1(15/4/57)

Viện Pasteur SG

Mẫu 2 (11/11/85)

LKHV1
Sở ĐC Tiệp Khắc

Mẫu 3(25/2/93) LKHV1
KRTA New Zealand

Tính chất vật lý

trong, không mùi

trong, không mùi, vị nhạt

 

 

T=73-830C

T=85,70C

T=830C

pH

8,1

8,16

8,55

Cặn khô, mg/l

495

 

 

Độ khoáng hoá, mg/l

 

591,77

560

Anion

mg/l

mge/l

mg/l

mge/l

mg/l

mge/l

HCO3-

159,0

2,61

147,06

2,41

129

2,12

Cl-

143,4

4,04

126,58

3,57

128

3,61

SO42-

35,0

0,73

37,47

0,78

34

0,71

SiO32-

111,8

2,94

 

 

 

 

PO43-

6,8

0,21

 

 

 

 

F-

14,8

0,78

11,0

0,579

14

0,74

Cộng

470,8

11,31

322,11

7,339

305

7,18

Cation

mg/l

mge/l

mg/l

mge/l

mg/l

mge/l

Na+

246,1

10,71

154,5

6,720

157

6,82

K+

7,2

0,18

5,2

0,133

5,6

0,14

Ca2+

4,4

0,22

7,01

0,350

4,4

0,22

Mg2+

1,5

0,12

0,61

0,050

0,05

0,04

Fe2+

Vết

 

0,01

 

0,05

0,03

Cộng

259,2

11,29

1727,85

7,285

1824,6

7,22

Các hợp phần khác mg/l

 

H2SiO3 = 132,4

SiO2 = 92

(H2SiO3 = 119,6)

Một số mẫu phân tích ở Viện Pasteur Nha Trang cũng cho kết quả tương tự.

LKHVI (3/11/85):

Điểm lộ 1 (8/7/84):

Điểm lộ 2 (8/7/84):

Kiểu hoá học. Nước clorur - bicarbonat natri, khoáng hoá thấp.

Xếp loại. NK silic - fluor, rất nóng.

Tình trạng sử dụng. Từ năm 1977 tỉnh đã xây dựng một Viện Điều dưỡng 40 giường, dùng NK để chữa bệnh đạt kết quả tốt đối với các bệnh cơ khớp, thần kinh, tiêu hoá, da liễu. Trong những năm 1985 - 1989 Tổng cục Địa chất và Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu thử nghiệm sử dụng nguồn nước nóng để sấy nông sản (sắn lát, dừa nạo sợi, cây dược liệu) đạt kết quả khả quan [d, h]. Năm 1997 Công ty Dược và thiết bị y tế tỉnh Bình Định bắt đầu dùng năng lượng địa nhiệt từ nguồn nước nóng Hội Vân để sản xuất muối tinh iođ đạt công suất 7000 tấn/năm. Hiện nay (1998) Công ty ORMAT của Mỹ được phép của Chính phủ ta đang chuẩn bị xây dựng 1 nhà máy điện địa nhiệt trên cơ sở nguồn nước nóng tại đây.

Ghi chú: trong văn liệu [14] H.Fontaine tách nhóm mạch Hội Vân thành 2 nguồn riêng biệt: Hội Vân (ở phía bắc) và Phù Cát (ở phía nam) cách nhau 500 m. Thực chất đây chỉ là 2 nhóm mạch lộ của cùng một nguồn nên các nhà ĐCTV Việt Nam gọi chung là nguồn Hội Vân.