TỈNH NINH BÌNH

117. Nguồn Kênh Gà

Vị trí. Thôn Huy Nghiệp, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn.

j = 20o19’30"; l = 105o48’30".

Dạng xuất lộ. Nước khoáng xuất hiện thành nhiều mạch trên một diện tích đường kính vài trăm mét. Mạch chính có tên gọi là Vũng Sôi nằm ở bờ phải sông Hoàng Long, dưới chân Núi Con Gà, cách mép sông chừng 15 m, tại ngã ba sông Hoàng Long và sông Nho Quan. Nước đůn lên tạo thành một hố trũng đường kính 1m, sâu 0,2-0,3 m. Lưu luợng mạch đo được 1,5 l/s. Nước chứa nhiều bọt khí phun lên từng đợt như sôi. Các mạch lộ khác (4-5 điểm) có lưu lượng nhỏ, nhiệt độ và khoáng hoá thấp hơn.

Lịch sử. Nguồn nước lần đầu tiên được nêu trong tập nghiên cứu về địa lý miền Bắc Đông Dương của C.Madrolle, công bố năm 1923 tại Paris [26]. Năm 1931 ông nhắc lại nguồn này trong quyển "Khí hậu học và các nguồn nước nóng ở Đông Dương" [28] với vài thông tin sơ lược: "nước nóng, nằm bên bờ sông, cách Nho Quan 12 km về phía đông". Năm 1941 M.Autret đã lấy mẫu phân tích [2].

Trong thời kháng chiến chống Pháp ngành y tế đã dùng nước Kênh Gà để chữa trị thương tật cho thương bệnh binh. Năm 1960 ở nhiều nơi loang tin đồn mang màu sắc mê tín về tác dụng chữa bệnh của NK Kênh Gà thu hút hàng ngàn người kéo đến lấy nước uống, gây nên tình trạng lộn xộn và ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của nhân dân do uống phải nguồn nước bị nhiễm bẩn. Trước tình hình đó, Tổng cục Địa chất được giao nhiệm vụ điều tra đánh giá nguồn nước để hướng dẫn sử dụng một cách khoa học. Năm 1967 Bộ Y tế đã tổ chức một Hội nghị chuyên đề về NK Kênh Gà. Về sau nhiều đơn vị địa chất và y tế đã tiếp tục đến nghiên cứu. Sở Y tế Hà Nam Ninh (cũ) đã xây dựng cơ sở đóng chai NK tại đây.

Tính chất lý - hoá.

- Kết quả phân tích mẫu nước do M.Autret lấy ngày 21/11/40 như sau:

Nước trong, không mùi, vị hơi chát. Nhiệt độ = 52,20C, pH = 6,6. Cặn khô (ở 1000C = 10.029 mg/l.

Các ion và hợp chất chính (mg/l): CO2 tự do = 110,8, liên hệ = 151,8, HNO3 = 0,1; Cl = 5054,9; NaCl = 8330; P2O5 = 0,2; SO3 = 216; SiO2 = 32; Al2O3 = 4,2; Fe2O3 = 0,8; CaO = 673,5; MgO = 275,7; Na2O = 3750,3; Na = 2782,5; K2O = 58,7.

- Các kết quả phân tích của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Dầu khí và Trường ĐHMĐC được nêu trong bảng.

 

Chỉ tiêu
phân tích

Mẫu 1.

Viện VSDT
trung ương

Mẫu 2 (25/7/76).
PTN Dầu khí

Mẫu 3 (31/8/77). Trường ĐHM-ĐC

Tính chất vật lý

trong, không mùi, vị mặn

 

trong, không mùi, vị lợ

 

T=52,50C

T=550C

T=52,50C

pH

6,5

7,2

8,9

Cặn khô, mg/l

9210

 

 

Độ khoáng hoá, mg/l

 

8350

8873,51

Anion

mg/l

mge/l

mg/l

mge/l

mg/l

mge/l

HCO3-

250,1

4,100

158,03

2,508

91,53

1,50

Cl-

4710,0

132,836

4909,70

138,469

5336,73

150,50

SO42-

316,8

6,600

182,38

3,797

4,00

0,08

SiO32-

40,3

1,063

 

 

 

 

F-

 

 

0,14

0,010

 

 

Br-

20,0

0,250

15,60

0,200

15,00

0,19

Cộng

5338,4

144,886

2416,35

144,984

5447,26

152,27

Cation

mg/l

mge/l

mg/l

mge/l

mg/l

mge/l

Na+

2225,0

96,777

2306,80

100,295

3206,79

139,42

K+

45,2

1,156

 

 

 

 

Ca2+

620,0

31,000

603,81

30,190

201,82

10,07

Mg2+

170,0

13,980

174,39

14,532

30,41

2,50

Fe2+

 

 

 

 

2,20

0,08

Al3+

28,9

0,311

 

 

 

 

NH4+

 

 

 

 

0,10

 

Cộng

3089,1

145,852

3085,00

145,017

3441,21

152,08

Các hợp phần khác, mg/l

CO2 = 299

 

 

Kiểu hoá học. Nước clorur natri, khoáng hoá cao.

Xếp loại. NK brom, nóng vừa.