HIỆN TƯỢNG HÓA THẠCH DI THỪA
TRONG TRẦM TÍCH ĐEVON Ở BẮC BỘ*

TNG DUY THANH

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trăi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tóm tắt: Hiện tượng di thừa của hoá thạch cổ trong các trầm tích trẻ hơn đă được biết từ lâu trong cổ sinh vật học và địa tầng học. Ở Việt Nam, trong các trầm tích Đevon hạ, chúng ta đă gặp những dạng đặc trưng cho trầm tích Silur ở nhiều nơi trên thế giới. Trong hệ tầng chứa phức hệ hoá thạch Euryspirifer tonkinensis tuổi Đevon sớm (Praga) đă gặp nhiều dạng điển h́nh cho tuổi Silur thuộc các giống Holmophyllum, Evenkiella, Pholidophyllum, Rhyzophyllum, v.v.. Sự có mặt những dạng này gây sự lúng túng cho việc định tuổi trầm tích chứa chúng. Tuy vậy, phân tích sự phong phú của phức hệ, đồng thời chú ư đến mối quan hệ địa tầng của phức hệ với các dạng hoá thạch biển khơi như Dacryoconarida, Răng nón cho phép khẳng định những dạng hoá thạch vừa nêu là những dạng di thừa của Silur trong trầm tích tuổi Đevon sớm. Chú ư tới sự phân bố các dạng hoá thạch đặc hữu tuổi Silur muộn và Đevon sớm có thể vạch lại sự di cư của những dạng đó từ Âu-Á qua Australia.


GIỚI THIỆU

Trầm tích Đevon hạ ở Việt Nam rất phong phú hoá thạch, nhất là các hệ tầng Mia Lé, Bản Nguồn, Nậm Ṕa và những hệ tầng tương đương chứa phức hệ Euryspirifer tonkinensis; sự phong phú này đă giúp các nhà địa chất lư giải nhiều vấn đề về cổ sinh, địa tầng, cổ địa lư trong lịch sử phát triển địa chất khu vực. Trong số hoá thạch phong phú của phức hệ Euryspirifer tonkinensis, vai tṛ quan trọng thuộc về các nhóm sinh vật bám đáy như Tay cuộn, San hô, sau đó là Bọ ba thuỳ, Chân ŕu và các nhóm khác. Từ lâu hoá thạch Tay cuộn đă đóng vai tṛ hàng đầu trong định tuổi trầm tích Đevon không những ở Việt Nam mà cả ở Nam Trung Quốc, Lào.

Vai tṛ của San hô trong định tuổi Đevon được làm rơ trong các nghiên cứu của H. Fontaine ở thập kỷ 50 và Tống Duy Thanh từ thập kỷ 60 thế kỷ XX. Đáng lưu ư là trong thành phần hai nhóm hoá thạch chủ yếu này các dạng địa phương chiếm tỷ lệ rất lớn, gây khó khăn đáng kể cho việc định tuổi địa tầng chứa chúng. Trong khi đó, các dạng đa khu vực lại thường là những loài đặc trưng cho địa tầng ở những nơi rất xa Việt Nam, tuy vậy, chúng thường được coi như những hoá thạch chỉ đạo địa tầng ở Việt Nam và Nam Trung Quốc. Do t́nh h́nh đó, một thời gian dài các trầm tích Đevon hạ ở Việt Nam và Nam Trung Quốc thường được coi là Eifel (Đevon trung). Tuổi Đevon sớm của những trầm tích này chỉ được chứng minh và khẳng định từ những năm 70 của thế kỷ trước.

Một vấn đề cũng không kém phần gay cấn là trong các phức hệ hoá thạch của Đevon hạ có mặt khá nhiều dạng điển h́nh của Silur ở những nơi khác của thế giới, trước hết là ở Tây Âu, nơi cổ sinh vật học và địa tầng học được nghiên cứu và phát triển rất sớm. Điều này thể hiện trong các phức hệ


* Hưởng ứng việc biên soạn cuốn Địa chất Việt Nam và “Năm quốc tế Hành tinh Trái đất”, TCĐC cho đăng trong số này và vài số tới các bài về địa chất khu vực Việt Nam, đóng góp tài liệu cho công tŕnh nói trên (BBT.).


hoá thạch cá cổ ở đầu Đevon hạ, nhưng rơ nét nhất là trong phức hệ Euryspirifer tonkinensis tuổi Praga, Đevon sớm. Hiện tượng này ban đầu đă gây trở ngại cho việc định tuổi địa tầng chứa các phức hệ hoá thạch, nhưng đồng thời cũng gợi mở sự nghiên cứu để có lư giải khoa học về sổ sinh thái và cổ địa lư sinh vật và tiếp đó là về lịch sử phát triển địa chất trong Silur và Đevon ở khu vực Bắc Bộ của Việt Nam.

I. TUỔI ĐEVON SỚM (PRAGA) CỦA PHỨC HỆ Euryspirifer tonkinensis

Tuổi của phức hệ Euryspirifer tonkinensis từng một thời là đề tài tranh luận giữa các nhà nghiên cứu. Trước những năm 70 của thế kỷ XX, đa số các nhà địa chất coi phức hệ này có tuổi Eifel (Đevon trung). Tuổi Đevon sớm (kỳ Praga) của phức hệ đă được Tống Duy Thanh (1965, 1976, 1986) chứng minh bằng phân tích ư nghĩa địa tầng của cả phức hệ, trong đó vai tṛ chủ yếu thuộc Tay cuộn và San hô. Việc xác định tuổi Praga về sau được khẳng định nhờ phát hiện hoá thạch Dacryoconarida và Răng nón trong các lớp phủ trực tiếp trên hệ tầng Mia Lé ở mặt cắt liên tục Đồng Văn - Nho Quế. Chúng gồm Dacryoconarida - Nowakia acuaria, Now. zlichovensis, Now. praecursor, Now. barrandei và Răng nón, Pandorinellina steinhornensis, Pol. excavatus, Pol. nothoperbonus. Những hoá thạch Dacryoconarida và Răng nón vừa nêu là những dạng đặc trưng cho đáy của bậc Emsi (Tống Duy Thanh 1986, 1993; Tống Duy Thanh & Tạ Hoà Phương 1994). Do đó, dĩ nhiên những hoá thạch trong trầm tích nằm chỉnh hợp sát dưới đáy của bậc Emsi có tuổi Praga. Tuy các nhà địa chất Trung Quốc coi phức hệ Euryspirifer tonkinensis ở Hoa Nam (Quảng Tây, Vân Nam v.v…) có tuổi Emsi, nhưng việc định tuổi này chỉ được dựa trên cơ sở phân tích thành phần hoá thạch bám đáy (benthos) mà không có những dẫn liệu về hoá thạch biển khơi (pelagic) nào được dẫn để minh chứng cho việc định tuổi Emsi. Trong hội thảo của đề án IGCP, trước những dẫn liệu về Răng nón và Dacryoconarida do Tạ Ḥa Phương nghiên cứu ở mặt cắt Đồng Văn, nhà địa tầng Hou Hong-fei thừa nhận chứng liệu về tuổi Praga của phức hệ này ở Việt Nam, nhưng muốn bảo vệ việc định tuổi Emsi nên đă đề xuất tính chất xuyên thời (diachronic) của phức hệ Euryspirifer tonkinensis ở Bắc Bộ (Việt Nam) và Hoa Nam (Trung Quốc).

II. SAN HÔ DẠNG SILUR TRONG TRẦM TÍCH ĐEVON

Trong trầm tích sét vôi ở vùng Yên Lạc (Na Ŕ, Bắc Kạn), cùng với nhiều hoá thạch quen biết của San hô và Tay cuộn thuộc phức hệ Euryspirifer tonkinensis, c̣n có nhiều dạng hoá thạch khá đặc trưng cho Silur ở những nơi khác trên thế giới. Đó trước hết là những giống và loài San hô như Fossopora yenlacensi, Entelophyllum aff. articum, Holmophyllum holmi, Rhyzophyllum yenlacensis, Evenkiella sp., Pholidophyllum ex gr. hedstromi, Cysticonophyllum sp., Glossophyllum aff. primitivum. Dưới đây sẽ mô tả những dạng điển h́nh nhất và phân tích ư nghĩa địa tầng của những giống loài vừa kể trên đây.

LỚP ANTHOZOA

PHÂN LỚP TABULATA

BỘ FAVOSITIDA

Họ Theciidae M. Edwards et Haime 1850

Giống Fossopora Etheridge R. J. 1903

Fossopora yenlacensis (Tong-Dzuy 1967)

H́nh 1: D, E, F, G

Holotyp: Mẫu 1/25. Bảo tàng Địa chất Hà Nội. Phía bắc bản Khuổi Vạt 1 km, huyện Na Ŕ, Bắc Kạn. Hệ tầng Mia Lé, tuổi Praga, Đevon sớm.

Mô tả: Quần thể San hô dạng khối, h́nh bán cầu, h́nh nấm, đôi khi dạng tấm. Kích thước thường khoảng 5-6 cm, đôi khi tới 15 cm. Coralit có tiết diện đa giác, thường là lục giác, mọc song song khi ở quần thể dạng tấm và mọc tỏa tia khi ở quần thể dạng cầu, bán cầu. Đường chéo của coralit dao động từ 0,5 đến 0,9 mm, nhưng phần lớn là 0,7-0,8 mm.

Vách coralit thẳng, bề dày thường 0,1 mm, nhưng có thể dao động từ 0,08-0,12 đến 0,2 mm; đường gian vách không quan sát được.

Trong mỗi coralit septa gồm 6 tấm dạng mào ngắn. Lỗ thông rất phát triển, dạng tṛn hoặc h́nh trứng, đường kính dạng tṛn khoảng 0,2 mm, trong khi đó dạng trứng có kích thước 0,15-0,2 x 0,25-0,3 mm. Chúng sắp xếp thành 1-2 dăy song song trên vách coralit với khoảng cách đều 0,1-0,2 mm. Vách đáy nằm ngang, phẳng, đôi khi hơi vơng hoặc nghiêng hoặc hơi uốn lượn. Chúng thường hay sắp xếp trên cùng mức trong nhiều coralit kề nhau. Nền trên mặt cắt dọc của coralit có dạng lưới. Khoảng cách giữa các vách đáy dao động từ 0,2 đến 0,5 mm.

So sánh và nhận xét: Họ Theciidae (bộ Favositida) trong đó có giống Fossopora phân bố chủ yếu trong Silur ở nhiều nơi trên thế giới. Đặc trưng nhất của họ này là có cấu trúc xương coralit tiết diện đa giác như các đại biểu khác của bộ Favositida, nhưng có septa dạng tấm chạy dọc suốt coralit, trong khi các đại biểu khác có septa dạng gai. Trước đây, các đại biểu của họ Theciidae thường được coi là thuộc giống Thecia. Tuy nhiên, cấu trúc septa của các đại biểu trong Theciidae có hai nhóm phân biệt nhau rơ nét, nhóm thứ nhất có 12 tấm septa như trong holotyp của giống Thecia, nhóm thứ hai chỉ có 6 tấm septa và được Etheridge R. J. [5] phân định thành giống Fossopora. Từ khi Etheridge R. J. xác lập, giống Fossopora ít được nhắc đến và các đại biểu của giống này vẫn thường được coi nhầm là thuộc giống Thecia. Leleshus V. L. [11] phát hiện các đại biểu của Theciidae có 6 tấm septa và xác lập phân giống Neothecia và mô tả loài Thecia (Neothecia) Devonica. Tống Duy Thanh [15] cũng mô tả một dạng có 6 tấm septa trong trầm tích Đevon hạ ở vùng Yên Lạc dưới tên gọi “Thecia yenlacensis”. Ngoài những loài kể trên, với cấu trúc xương nói chung và cấu trúc 6 tấm septa th́ “Thecia minimorum Pocta” (Pocta 1902, Galle 1978) cũng thuộc thuộc giống Fossopora và rất gần gũi với Fossopora wellingtonensis Etheridge.

PHÂN LỚP RUGOSA

BỘ CYSTIPHYLLIDA Nicholson 1889

Họ Holmophyllidae Wang 1947

Giống Holmophyllum Wedekind 1927

Holmophyllum holmi Wedekind 1927

H́nh 1: A, B, C

Holotyp: Holmophyllum holmi Wedekind (Wedekind, 1927: 30-31). Silur, đảo Gothland.

Mô tả: San hô đơn thể, gần h́nh trụ, đường kính San hô trưởng thành khoảng 20 mm. Septa cấu tạo từ những dạng sợi trabecul dài xuất phát từ các mô bọt ngoại biên và mọc hướng về phía trên. Chúng chỉ gắn liền nhau ở phía ngoại biên của San hô, do đó trên mặt cắt ngang chúng thể hiện thành dăy tỏa tia không đứt quăng (H́nh 1A). Gai phát triển chủ yếu ở vùng mô bọt ngoại biên của San hô, khá bụ, đôi khi đạt đường kính tới 0,25-0,3 mm, trên mặt cắt dọc của San hô quan sát được những gai dài tới 4 mm. Ở vùng trung tâm của San hô chúng ít gặp, thường rất ngắn và mọc trực tiếp trên vách đáy.

Sự xen kẽ của hai loại septa thể hiện không rơ, trong những San hô có đường kính 18-20 cm có thể có đến 86-90 septa.

Khoang trong của San hô gồm hai đới rơ nét: đới ngoại biên và đới trung tâm. Đới ngoại biên là đới mô bọt gồm những dissepiment (dạng bọt) nhỏ, hơi vồng và nghiêng, kích thước dưới 1 mm, chỉ một số ít dissepiment tựa vào vách mới có thể đạt tới kích thước 2,5-3 mm. Đới trung tâm có đường kính bằng 2/5 đường kính của San hô, gồm nhiều vách đáy nghiêng, tách lớp dạng bọt đôi khi h́nh thành dạng búi.

So sánh và nhận xét. Cấu trúc của San hô cũng như cấu trúc bộ xương đă mô tả trên đây, đặc biệt là cấu trúc của septa dạng tấm không liên tục, xác nhận dạng được mô tả thuộc đại biểu điển h́nh của loài Holmophyllum holmi. Điểm sai khác của các dạng mô tả trên đây so với holotyp của loài chỉ thể hiện ở số lượng septa nhiều hơn (86-90 thay v́ 70 ở holotyp). Điều này có thể lư giải là các dạng được mô tả trên đây ở giai đoạn trưởng thành hơn, nên số septa nhiều hơn. Ở các dạng được mô tả nếu quan sát trên mặt cắt ngang ở giai đoạn trẻ hơn của San hô th́ số lượng septa cũng ít hơn, thậm chí c̣n ít hơn số 70 ở holotyp.

Những hoá thạch của Holmophyllum holmi được phát hiện trong trầm tích Đevon hạ ở Yên Lạc (Na Ŕ, Bắc Kạn) và lần đầu được nhắc đến trong [15]. Khi đó, sự có mặt của dạng hoá thạch điển h́nh của Silur trong trầm tích Đevon là sự kiện lạ, nên chúng được nhận dạng dưới tên gọi Holmophyllum ex gr. holmi. Về sau, khi nghiên cứu chi tiết và trên cơ sở số lớn hoá thạch San hô nên những dạng này đă được khẳng định là các đại biểu chính thức của Holmophyllum holmi (Nguyễn Đức Khoa trong [4]: 93-94, Bản ảnh 22, h. 2a-b; [17]: 124-125, Bản ảnh LIII, H́nh 4, 5a-b).

Holmophyllum holmi là loài chuẩn của giống Holmophyllum Wedekind, các đại biểu của giống này trước đây vẫn được coi là điển h́nh của Silur thượng, chỉ ở Trung Á lần đầu tiên những đại biểu của giống này gặp trong Đevon hạ [10].

Họ Goniophyllidae Dubowski 1873

Giống Rhyzophyllum Lindstrom 1866

Rhyzophyllum yenlacensis Tong-Dzuy 1988

H́nh 2: A, B, C, D, E, F

Holotyp: Rhyzophyllum yenlacensis Tong-Dzuy 1988. Mẫu 3-1/55II. Bảo tàng Địa chất. 6 Phạm Ngũ Lăo. Hà Nội. Đevon hạ, bậc Praga. Yên Lạc, huyện Na Ŕ, Bắc Kạn.

Mô tả. San hô đơn thể, dạng mũi giầy (calceola), một mặt phẳng như đế giầy, mặt kia khum vồng như phía mặt trên của mũi giầy; kích thước nhỏ, chỉ khoảng 20-25 mm. Tiết diện ngang h́nh gần bán nguyệt, ở vùng đài San hô tiết diện có bề cao khoảng 9-12 mm và của rộng khoảng 18-22 mm. Vách ngoài (epitheca) thể hiện khá rơ, trên bề mặt coralit quan sát rơ những đường tăng trưởng ở dạng những đường hằn song song, ở bề mặt phẳng của San hô thuộc phần trên của coralit những đường tăng trưởng này hơi uốn lượn và thành dạng chữ V doăng. Góc đỉnh mũi coralit (thực ra đây thuộc đáy San hô) ở holotyp là 52o, c̣n ở những dạng khác có thể nhọn hơn (khoảng 45-46o).

Septa dạng tấm, sít nhau và nhiều khi dính liền nhau tạo thành một vành dày bao quanh coralit. Đáng chú ư là ở phần giữa của bề mặt San hô phẳng có một septa lớn và dài hơn hẳn các septa khác. Xoang trong của coralit gồm nhiều vách đáy và mô bọt nghiêng và thô; nhưng ở phần trên cùng của coralit chúng biến mất và xoang trở thành rỗng, tạo thành một đài sâu dạng cốc.

So sánh và nhận xét: Dạng mô tả trên đây là đại biểu của nhóm San hô calceoloiđ, mang tính chất trung gian của CalceolaRhyzophyllum.

Những San hô có dạng ngoài tương tự và septa sít liền nhau trước đây thường được xác định và mô tả là Calceola sandalina L. [3, 4]. Tuy nhiên, nhiều dạng đă được xác định hoặc mô tả dưới tên gọi “Calceola” có lẽ chỉ mới căn cứ trên h́nh thái bên ngoài của San hô. Khi nghiên cứu cấu trúc xương trong th́ nhiều dạng trong chúng không có những nét đặc trưng của Calceola. Ở Calceola (dạng San hô khá đặc trưng của Đevon) bộ xương không có mô bọt và vách đáy cũng như septa đều phát triển rất yếu, trong khi đó Rhyzophyllum (dạng San hô phổ biến của Silur) lại có cấu trúc mô bọt rơ nét và vách đáy cũng khá phát triển. Loài Rhyzophyllum yenlacensis được mô tả trên đây có thể coi là một trường hợp điển h́nh của Rhyzophyllum có dạng ngoài giống với Calceola và có khả năng phần lớn những dạng đă từng được xác định hoặc mô tả dưới tên gọi Calceola cũng có thể thuộc Rhyzophyllum.

III. NHỮNG DẠNG DI THỪA KHÁC TRONG ĐEVON HẠ

Bên cạnh những loài được mô tả trên đây, một số dạng San hô Silur khác cũng đă được phát hiện trong mặt cắt Đevon hạ ở Bắc Bộ như các giống Entelophyllum, Evenkiella, Pholidophyllum, Cysticonophyllum v.v… Chúng đều là những đại biểu của các giống San hô phổ biến trong Silur ở nhiều nơi khác trên thế giới [6], nhưng ở Việt Nam chúng lại có mặt đồng thời trong phức hệ Euryspirifer tonkinensis đă được định tuổi chính xác là Praga (Đevon sớm).

Dẫn liệu về các dạng Silur của nhóm hoá thạch bám đáy khác trong Đevon hạ ở Việt Nam tuy không nhiều nhưng trong phần thấp của Đevon hạ cũng đă gặp một số dạng phổ biến trong Silur ở những nơi khác. Có thể kể ra một số trường hợp điển h́nh như Tadschikia aff. xuanbaoi có mặt cùng với Howittia wangi trong phần thấp của hệ tầng Khao Lộc (mặt cắt Ṭng Vài), hoặc các đại biểu của các giống Platyorthis, Cymostrophia, Pugnacina, Uncinulus v.v… là những giống phổ biến trong Silur ở nhiều nơi khác trên thế giới, nhưng ở Việt Nam các đại biểu của chúng lại gặp trong phức hệ Euryspirifer tonkinensis tuổi Praga.

Các dạng cá cổ cũng là trường hợp đáng chú ư về sự phân bố địa tầng và cổ địa lư của chúng. Từ nghiên cứu của người Pháp cho đến công tŕnh do Dovjikov A.E. chủ biên [3], những dạng hoá thạch cá cổ trong Đevon ở Bắc Bộ đều được coi là ứng với Đevon trung; t́nh h́nh tương tự cũng diễn ra ở Nam Trung Quốc. Khi đó các hoá thạch cá Đevon ở Hoa Nam và Bắc Bộ đều được so sánh với các phức hệ cá ở Tây Âu, nơi thể hiện sự phát triển cực thịnh của cá Đevon trong Đevon giữa. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, các phức hệ hoá thạch cá Đevon ở Nam Trung Quốc, đặc biệt là ở Vân Nam, đă được các nhà cổ sinh tập trung nghiên cứu chi tiết, từ đó đă làm sáng tỏ ư nghĩa sinh địa tầng và cổ địa lư của nhóm hoá thạch cá cổ ở Hoa Nam và cả Bắc Bộ của Việt Nam nữa. Các nhà cổ sinh Trung Quốc và nước ngoài đă chứng minh trong Đevon sớm khu vực Hoa Nam đă h́nh thành một tỉnh cổ địa lư sinh vật riêng biệt, trong một vùng biển khép kín, bị cô lập với đại dương chung của thế giới thời đó.

Tuổi Đevon sớm của những dạng cá Đevon ở Bắc Bộ được chứng minh rơ nét nhờ đối sánh chúng với những phức hệ tương tự ở Hoa Nam [7, 13, 16, 18, 21]. Đáng chú ư là trong nhiều trường hợp bên cạnh hoá thạch cá c̣n gặp những dạng đặc hữu của Tay cuộn như Howittia wangi (mặt cắt Ṭng Vài), và San hô như Favosites intricatus, Squameofavosites kolymensis, Thamnopora incerta v.v…(mặt cắt Tràng Xá). Những dạng San hô và Tay cuộn này thường phổ biến và đặc trưng cho tuổi Praga [17]. Tuy nhiên, một số dạng cá cổ trong trầm tích Đevon hạ ở Bắc Bộ lại có những nét gần gũi với những dạng Silur, như ở mặt cắt Ṭng Vài và đặc biệt là ở Đồ Sơn. Tại Đồ Sơn, ngoài những dạng cá c̣n có Rhynocarcinosoma dosonensis (một loài mới của Giáp xác) mà Brady cho tuổi Silur, thậm chí ông cùng đồng nghiệp c̣n công bố bài viết dưới tên gọi “Eurypterida thuộc bộ Carcinosomatida trong Silur thượng ở Việt Nam” [1]. Từ đó, Janvier Ph. đă nêu vấn đề tuổi Silur của phần thấp các hệ tầng Đồ Sơn (vùng cấu trúc Quảng Ninh) và Khao Lộc ở vùng Ṭng Vài trong cấu trúc Khao Lộc [9]. Trên cơ sở những nghiên cứu về các phức hệ hoá thạch Đevon ở Bắc Bộ, có thể xem hiện tượng những dạng hoá thạch cá kiểu Silur trong các trầm tích Đevon hạ không phải là chuyện lạ trong các mặt cắt Đevon ở Việt Nam [14], và những cá và Eurypterid này cũng chỉ là những dạng di thừa của Silur trong Đevon hạ như những trường hợp của San hô đă phân tích ở trên.

IV. HOÁ THẠCH DI THỪA LÀ KẾT QUẢ CỦA HIỆN TƯỢNG DI CƯ

Sự có mặt những dạng Silur trong các phức hệ hoá thạch Đevon sớm đă từng gây sự lúng túng trong việc định tuổi trầm tích chứa chúng, nhất là khi vắng mặt hoặc ít có hoá thạch khác đi cùng. Tác giả bài báo này cũng đă từng phân vân về hiện tượng này, đặc biệt trong trường hợp của các mặt cắt Đevon hạ ở Yên Lạc (Na Ŕ, Bắc Kạn). Tuy nhiên, tuổi của trầm tích chứa các dạng hoá thạch này được khẳng định nhờ sự phong phú hoá thạch của phức hệ Euryspirifer tonkinensis và hơn thế nữa nhờ các đới Răng nón và Dacryoconarida trong các lớp vôi silic phủ chỉnh hợp trên hệ tầng Mia Lé ở mặt cắt Đồng Văn - Nho Quế (Hà Giang).


H́nh 3. Hướng di cư trong Silur muộn - Đevon sớm của san hô
Fossopora, Holmophyllum và Rhyzophyllum


Một vài đồng nghiệp Châu Âu từng đặt vấn đề với tác giả bài báo này là phải chăng có sự lẫn hoá thạch từ trầm tích Silur vào sưu tập hoá thạch Đevon hạ, hoặc có hiện tượng tái trầm tích của hoá thạch Silur vào quần hệ xác của hoá thạch Đevon hạ? Nhằm giải đáp câu hỏi này, tác giả đă nhiều lần khảo sát và thu thập lại hoá thạch ở các mặt cắt Đevon ở vùng Yên Lạc. Kết quả của những đợt khảo sát này cho thấy: 1) Không thể có hiện tượng tái trầm tích những quần thể San hô kích thước lớn và được bảo tồn tốt như trường hợp của những San hô được đề cập trong bài báo này. Hơn nữa, cho đến nay chưa gặp các thể trầm tích carbonat tuổi Silur chứa hoá thạch San hô trong cảc vùng kế cận như Đông Bắc Bộ cũng như ở Hoa Nam (Trung Quốc). Do đó, hiện tượng tái trầm tích của những quần thể hoá thạch San hô có thể loại trừ. 2) Sự lẫn hoá thạch San hô Silur vào sưu tập hoá thạch của phức hệ Euryspirifer tonkinensis cũng không thể xẩy ra. Trước hết, như vừa nêu, ở những vùng kế cận không có trầm tích carbonat chứa San hô tuổi Silur, chỉ ở hệ tầng Kiến An (Hải Pḥng, thuộc cấu trúc Quảng Ninh) và hệ tầng Bó Hiềng (Tây Bắc Bộ) có trầm tích carbonat Silur thượng, nhưng cả ở hai nơi này đều không có những dạng hoá thạch tương tự. Mặt khác, những hoá thạch San hô di thừa được đề cập trong bài báo này do chính tác giả thu thập trong cùng những điểm lộ, thậm chí là cùng trong một mẫu vật của sưu tập phong phú hoá thạch Tay cuộn, San hô điển h́nh của phức hệ Euryspirifer tonkinensis.

Di cư là hiện tượng thường xẩy ra trong thế giới sinh vật ngày nay, cũng như trong quá khứ địa chất, và đă được làm sáng tỏ trong sinh học và cổ sinh học. Có thể lư giải sự có mặt của những dạng San hô Silur di thừa trong Đevon sớm do hiện tượng di cư của tổ tiên chúng từ biển Silur ở Châu Âu (như vùng đảo Gothland) chuyển dần về hướng đông. Bằng chứng của sự kiện này được xác nhận qua sự phân bố của Holmophyllum trong Silur ở Gothland, rồi phần thấp nhất của Đevon (tương ứng bậc Lochkov) ở Trung Á [11] và tiếp tục phân bố trong bậc Praga ở Việt Nam. Cùng với Holmophyllum Fossopora Tryplasma altaica (H́nh 2: G, H) ở Trung Á cũng phát triển trong cùng mức địa tầng của bậc Lochkov [2, 10], nhưng đến Việt NamAustralia lại ở mức địa tầng cao hơn (Praga). Tuy Fossopora được xác lập lần đầu ở Australia [5], nhưng ở Trung Á, các dạng của Fossopora lại xuất hiện sớm hơn, trong trầm tích dưới cùng của Đevon [11]. Do đó, theo tài liệu hiện biết th́ hoàn toàn có cơ sở để vạch lại con đường di cư của những dạng San hô đặc hữu nói trên là từ Tây Âu qua Trung Á, Nam Trung Quốc, Việt NamAustralia (H́nh 3). Hiện tượng di cư tương tự cũng đă xẩy ra trong Silur muộn đối với Retziella weberi, cũng từ Trung Á qua Nam Trung Quốc, Việt NamAustralia [12].

Lời cảm ơn: Bài báo được hoàn thành tại Khoa Địa chất (Trường ĐHKHTN; Đại học Quốc gia Hà Nội) trong khuôn khổ đề tài Nghiên cứu cơ bản (mă số 7 033 06). Tác giả thể hiện sự biết ơn chân thành về sự tài trợ của Hội đồng KHTĐ và Hội đồng KHTN (Bộ Khoa học & Công nghệ).

VĂN LIỆU

1.   Brady S. J., Selden P. A., Doan Nhat Truong, 2002. A new Carcinosomatid Eurypterid from the Upper Silurian of Northern Vietnam. Palaeontology, 45/5: 897-915.

2.   Bulvanker E.Z., 1958. Đevonskie chetyrekhluchevye korally okraini Kuznetzkogo baseina. Trudy VSEGEI, Leningrad. 212 tr.

3.   Dovjikov A.E. (Chủ biên), 1965. Geologia Severnogo Vetnama (Địa chất miền Bắc Việt Nam). Tổng cục Địa chất, Hà Nội. 668 tr.

4.   Dương Xuân Hảo (Chủ biên), 1980. Hoá thạch đặc trưng ở miền Bắc Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 600 tr.

5.   Etheridge R.J., 1903. Fossopora, a new genus of Palaeozoic perforata corals. Australian Museum Records, 5/1: 15-19.

6.   Hill D., 1981. Treatise on Invertebrate Paleontology. Part F. Coelenterata. Supplement 1: Rugosa and Tabulata. Vol. 1, 2. Geol. Soc. of America, Univ. of Kansas.

7.   Janvier Ph., Ta Hoa Phuong, 1999. Les Vertébrés (Placodermi, Galeaspida) du Dévonien inférieur de la coupe de Lung Co - Mia Le, province de Ha Giang, Vietnam. Geodiversitas, 21/1: 33-67.

8.   Janvier Ph., Tống Duy Thanh, 1998. The Silurian and Devonian  Vertebrates of Việt Nam: A review. J. of Geology, B/11-12: 18-28. Hà Nội.

9.   Janvier Ph., Tống Duy Thanh, 1998. The Silurian and Devonian  Vertebrates of Việt Nam: A review. J. of Geology. B/11-12: 18-28. Hà Nội.

10.    Lavrusevich A.I., 1971. Rannedevonskie Rugozy Zarafshano-Gissaryi. Novye dannye po geologyi Tadzhikistana. Tadzhikskoe Geol. Upravlenie: 75-133. Dushanbe.

11.    Leleshus V.L., 1965. Novye ranneđevonskie Tabulaty Yuzhnogo Tianshania. In Tabulatomorfnye Koraly Ordovika i Silura SSSR. Nauka: 140-154. Moskva.

12.    Metcalfe I., 2005. Southeast-Asia. In Encyclopedia of Geology Ed. by Selley R., C., Cokks L.R.M., Plimer I.R. Elsevier. Academic Press: 169-196.

13.    Tống Duy Thanh, Janvier Ph., 1991. Hoá thạch cá Đevon ở Việt Nam và ư nghĩa của chúng. Địa chất, 206-207: 1-11.

14.    Tống Duy Thanh, Vũ Khúc, Đặng Trần Huyên, Đoàn Nhật Trưởng, Đỗ Bạt, Nguyễn Hữu Hùng, Phạm Huy Thông, Phạm Kim Ngân, Tạ Ḥa Phương, Trần Hữu Dần, Trần Tất Thắng, Trần Văn Trị, Trịnh Văn Long, 2005. Các phân vị địa tầng Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 520 tr.

15.    Tong-Dzuy Thanh, 1967. Les Coelentérés du Dévonien au Vietnam. Partie I. Les Coraux Tabulatomorphes du Dévonien au Nord Vietnam. Acta Sci. Vietnamicarum, Sectio Biologia, Geographia, Geologia, III: 304 p.

16.    Tong-Dzuy Thanh, Janvier Ph., 1987. Les Vertébrés dévoniens du Vietnam. Annales Paléont, 73: 165-194. Paris.

17.    Tong-Dzuy Thanh, Nguyen Duc Khoa, Khromykh V. G., Nguyen Huu Hung, Ta Ḥa Phuong, Nguyen The Dzan, 1988. Stratigrafia i tselenteraty Devona Vietnama. Tom 2. Tselenteraty. Nauka, Novosibirsk: 248 p. (tiếng Nga).

18.    Tong-Dzuy Thanh, Janvier Ph., 1990. Les Vertébrés du Dévonien inférieur du Bac Bo oriental (Province de Bac Thai et Lang Son, Viet Nam). Bull. Mus. Nat. d'Hist. Nat., C.12: 143-223. Paris.

19.    Tong-Dzuy Thanh, Janvier Ph., 1994. Early Devonian  fishes from Trang Xa (Bac Thai, Vietnam), with remarks on the distribution of the Vertebrata in the Song Cau Group. J. of Southeast Asian Earth Sciences, 10/3-4: 235-243.

20. Tong-Dzuy Thanh, Janvier Ph., Ta Hoa Phuong, Doàn Nhat Truong, 1995. Lower Devonian  biostratigraphy and vertebrates of the Tong Vai Valley, Vietnam. Palaeontology, 38/1: 169-186.