TIN ĐỊA CHẤT

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGUỒN NƯỚC Ở QUẦN ĐẢO BÀ LỤA


Thực hiện nhiệm vụ điều tra cơ bản theo kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2005, Liên đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công tŕnh Miền Nam đă hoàn thành điều tra tiềm năng nguồn nước mặt và nước dưới đất tại quần đảo Bà Lụa thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang do KS. Trần Hồng Lĩnh làm chủ nhiệm đề án.

Quần đảo Bà Lụa gồm 45 ḥn đảo nhỏ thuộc 2 xă Sơn Hải và B́nh An, trong số đó 10 đảo có 2.300 dân cư sinh sống và là cơ sở tạm trú của ngư dân từ các nơi đến khai thác, chế biến hải sản. Tại các đảo này dân đang sử dụng nước từ một số giếng đào và các bể dự trữ nước mưa. Vào cuối mùa khô, phần lớn nước uống phải vận chuyển đến từ đất liền.

Kết quả điều tra địa chất, địa chất thuỷ văn, điều kiện địa lư tự nhiên, đo địa vật lư điện, khoan, bơm 7 lỗ khoan, đă giúp khoanh định và thể hiện chi tiết các diện phân bố các thành tạo địa chất khác nhau, các đới đứt găy, dập vỡ, các diện tích có khả năng lưu giữ nước mặt, các tầng, đới chứa nước dưới đất.

Trong số các tầng chứa nước, đă ghi nhận tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen thượng có diện phân bố hẹp, bề dày nhỏ, nghèo nước, chất lượng nước thay đổi theo mùa, ít có ư nghĩa sử dụng. Tầng đá Trias gồm dăm tảng, cuội kết tuf, ryolit, felsit, cát kết tuf, đá phiến sét có mức độ chứa nước nghèo và trung b́nh tại các đới dập vỡ, nứt nẻ. 4 lỗ khoan trong các đới dập vỡ tại các đảo Ḥn Ngang, Ḥn Đầm Lớn, Ḥn Nhum Bà tới có độ sâu 45-50 m đều gặp nước ngọt có lưu lượng 0,87-1,47 l/s.

Tầng cát kết, đá phiến sét tuổi Đevon cũng nghèo nước, nhưng các đới nứt nẻ, dập vỡ cũng có mức độ chứa nước trung b́nh. Tại 3 lỗ khoan ở các đảo Ḥn Heo và Ḥn Ré Nhỏ đă gặp nước ngọt với lưu lượng 0,41-1,35 l/s. Tại các lỗ khoan này đă xác định trữ lượng cấp C1 đạt 611 m3/ngày. Cả 7 lỗ khoan đă bàn giao cho địa phương khai thác sử dụng. Mực nước tĩnh trong các lỗ khoan dao động khá lớn, từ 3 đến 10 m. Đă khoanh định được các khoảnh có tiềm năng chứa nước dưới đất, có thể khoan để khai thác, sử dụng.

Tại Ḥn Ngang, Ḥn Nhum Bà, nước dưới đất có hàm lượng sắt khá cao, đạt đến 3,5-3,85 mg/l. Do vậy, khi khai thác cần xử lư nước bằng hệ thống giàn mưa và lọc qua cát sỏi.

Điều tra nguồn nước mặt và đặc điểm địa h́nh, địa mạo đă giúp đề xuất xây dựng hồ chứa nước tại đầu thung lũng băi Bắc. Tại các đảo khác có thể đầu tư xây các bể ngầm nhiều ngăn để trữ nước mưa.

Nguồn nước mặt cũng như nước dưới đất trên các đảo có tài nguyên hạn hẹp. Do vậy, trong báo cáo đă đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn nước như quy hoạch hợp lư vị trí đă bố trí dân cư, các cơ sở sản xuất, các băi thải, các vị trí xả nước thải, trồng rừng…

Kết quả điều tra đă làm rơ được các nguồn nước có thể khai thác sử dụng, là cơ sở để quy hoạch phát triển kinh tế - xă hội quần đảo Bà Lụa, đă đề xuất phát triển cụm cảng - dịch vụ ở Ḥn Heo, Ḥn Ngang tạo điều kiện thuận lợi phát triển nghề cá của vùng và giảm tải cho vùng cửa sông Kiên Lương.


                                                                                                                            PH̉NG ĐỊA CHẤT

Cục Địa chất  và Khoáng sản Việt Nam