Chương 5

TÍNH ĐỘC ĐÁO CỦA HANG ĐỘNG

Vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng có lượng m­ưa khá cao, đồng thời lại nhận được một lượng nước lớn từ các vùng phi karst, sông trong vùng lại gần nh­ không có ḍng chảy trên mặt. Điều đó chứng tỏ các ḍng chảy ngầm dọc hệ thống hang động trong vùng phát triển mạnh. Cho đến nay, sau 10 năm với 5 lần hợp tác thám hiểm và nghiên cứu hang động giữa Khoa Địa lư - Địa chất, Tr­ường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, nay là Khoa Địa lư, Tr­ường Đại học Khoa học Tự nhiên với Hội Hang động Hoàng gia Anh, hệ thống hang động trong khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng đă được phát hiện và đo vẽ với tổng chiều dài đạt trên 85 km (bảng 5.1).

Hầu hết các hang hiện nay đều có sông chảy qua. V́ thế, H. Limbert đă gọi chúng là các hang sông. Các hang sông ở đây có thể chia thành 3 hệ thống: hệ thống hang Phong Nha (bắt đầu từ hang Khe Ry, Hang én qua Hang Thung, Cha An ... và cuối cùng là hang Phong Nha với tổng chiều dài khoảng gần 45 km); hệ thống Hang Ṿm (bắt đầu từ hang Rục Cà Rọng và kết thúc là Hang Ṿm với tổng chiều dài khoảng trên 30 km) và hệ thống hang Rục Ṃn, trong đó các hệ thống hang Ṿm và hang Phong Nha ở huyện Bố Trạch đều đổ nước về sông Son, c̣n hệ thống hang Rục Ṃn nằm ở huyện Minh Hoá.

 

Bảng 5.1. Danh mục các hang trong khối Phong Nha - Kẻ Bàng

HỆ THỐNG HANG V̉M

Số
thứ tự

Tên hang

Chiều dài
nằm ngang (m)

Độ sâu (m)

1

Hang Ṿm

15 050

145

2

Hang Đại Cáo

1 645

28

3

Hang Duật (hang Mê Cung)

3 927

45

4

Hang Cả (Pitch Cave)

1 500

60

5

Hang Hổ

1 616

46

6

Hang V­ượt (Over Cave)

3 244

103

7

Hang Người Lùn

845

94

8

Hang Rục (Carrong)

2 800

45

9

Hang Dany

250

30

10

Hang Mai An Tiêm (Water Melon)

400

25

Tổng chiều dài

31 277

 

 

HỆ THỐNG HANG PHONG NHA

TT

Tên hang

Chiều dài nằm ngang (m)

Độ sâu (m)

1

Hang Phong Nha

7 729

83

2

Hang Tối

5 558

80

3

Hang En

736

0

4

Hang Cha An

667

15

5

Hang Thung

3 351

133

6

Hang Én

1 645

49

7

Hang Khe Tiên

520

15

8

Hang Khe Ry

18 902

141

9

Hang Khe Thi

35

20

10

Hang Phong Nha Khô

981

25

11

Hang Lạnh

3 753

114

12

Hang Cá

361

14

13

Hang Dơi

453

-24

Tổng chiều dài

44 391

 

 

DANH MỤC CÁC HANG KHÁC Ở QUẢNG B̀NH

TT

Tên hang

Chiều dài (nằm ngang), m

Độ sâu (m)

1

Hang Rục Ṃn

2 863

49

2

Hang Tiên

2 500

51

3

Hang Chén Chuột

279

15

4

Hang Minh Cầm

246

15

5

Hang Thông

193

10

6

Hang Bàn Cờ

144

6

7

Hang Khái (Hang Hổ)

100

5

8

Hang Ba Sáu

140

38

9

Hang Cây Tre

160

5

10

Hang Nhà Máy

150

0

11

Hang Dơi

125

25

12

Hang La Ken I

30

0

13

Hang La Ken II

250

10

14

Hang Tôn

30

0

Tổng chiều dài

7 410

 

 

Hệ thống hang Phong Nha bắt nguồn từ giới hạn phía nam của khối đá vôi Kẻ Bàng. Cửa chính của hệ thống này là hang Khe Ry và hang Én nằm ở độ cao trên mực nước biển khoảng gần 300 m. Các cửa hang, nh́n chung, đều rộng và cao. Hang Én có hai cửa vào: cửa thấp là nơi có ḍng nước chảy vào cao 15 m và rộng 70 m, c̣n một cửa khác nằm ở độ cao 50 m so với ḍng nước có chiều cao là 70 m và rộng 100 m; cửa ra của hang này rộng tới 170 m và chiều cao ­ớc tính khoảng 100 m. Các cửa hang ở phía này là nơi có các ḍng suối bắt nguồn từ khu vực địa h́nh cao phát triển trên đá phi karst đổ vào. V́ vậy, ngay ở cửa hang đă gặp các trầm tích vụn thô (cuội-sỏi). Các hang Khe Ry, hang En, hang Thung v.v... tạo nên phần th­ợng nguồn của hang Phong Nha và phân bố theo dạng cành cây. Hướng chung của các hang này là đông bắc - tây nam. B́nh đồ của một số hang chính của hệ thống hang Phong Nha được tŕnh bày trong các h́nh 5.2, 5.3, 5.4, 5.5. Có thể các đoạn hang sông này phát triển theo khe nứt xuất hiện trong khối đá vôi. Một số đoạn trong hang được thể hiện trong các ảnh từ 5.1 đến 5.10.

Hệ thống hang Ṿm cũng là hang sông hiện đại có quy mô đáng kể trong khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng. Hệ thống này được bắt đầu từ hang Rục Cà Rọng nằm ở độ cao trên mực biển khoảng 360 m. Toàn bộ hệ thống này có hướng chung là từ nam lên bắc phát triển trên một đứt găy chính trong khu vực. Sông Rục Cà Rọng chảy về phía hạ l­ưu lúc ẩn ḿnh trong các hang, lúc lại xuất hiện trên những đoạn thung lũng hẹp và sâu để cuối cùng về sông Chày ở cửa hang Ṿm. B́nh đồ một số hang chính của hệ thống hang Ṿm được tŕnh bày trong các h́nh từ 5.5 đến 5.11. Một số cảnh đẹp trong hang được thể hiện trong các ảnh từ 5.11 đến 5.16. Cả hai hệ thống hang sông này cuối cùng hợp với nhau đổ về sông Son, rồi ra sông Gianh để cuối cùng ra biển cách chừng 50 km.

Những đặc điểm trên cho thấy cả hai hệ thống hang này đều có cửa vào và ra là mực nước sông suối hiện nay. Có thể xem đây là hệ thống hang sông có quy mô lớn nhất ở khu vực châu á đă phát hiện được cho đến nay.

Về mặt h́nh thái, hầu hết các hang đều cao, rộng, trong hang có nhiều ngách và pḥng rộng. Do đó, phần lớn các hang đều có b́nh đồ khá phức tạp chẳng hạn như­ hang Mê Cung, hang Tiên... (h́nh 5.12). Mặt cắt ngang của các hang sông hiện đại đều có dạng khá đẳng th­ước được xếp vào kiểu hang có mối quan hệ với mực nước ngầm khu vực và phát triển qua nhiều chu kỳ. Tính đa chu kỳ của các hang c̣n được thể hiện ở các bậc tầng hang động cũng như­ các mực cửa hang. Đến nay đă phát hiện được ít nhất 4 mực cửa hang (theo độ cao t­ơng đối): mực 0 m là mực sông suối hiện nay, mực 20± 5 m, mực 40± 10 m và mực 90± 10 m. Cả 4 mực cửa hang đều được xác nhận ở hang V­ượt thuộc hệ thống hang Ṿm (huyện Bố Trạch) với độ cao cụ thể là 0; 24; 43 và 93 m.

Trong các hang động phân bố khá nhiều thạch nhũ, tạo nên các măng đá, nhũ đá, cột đá, viền đá, hoa đá với màu sắc và h́nh thù đẹp. Phần đáy các hang én, Khe Ry, Đại Cáo,... c̣n phân bố các trầm tích vụn cơ học như­ cuội, cát gắn kết bởi xi măng vôi.

Qua những điều tŕnh bày trên, có thể chia ra hai loại hang động ở khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng ra làm hai loại: hang hoạt động và hang hoá thạch.

Các hang hoạt động là hệ thống hang sông đă được đề cập ở trên và nằm ở mực hang thấp nhất liên quan với mực nước ngầm (mực cơ sở xâm thực) khu vực hiện đại.

Các hang hoá thạch lại được chia ra:

- Các hang liên quan đến mực nước ngầm cổ hiện nay đă thoát khỏi sự tác động của mực nước ngầm hiện đại. Trong các hang này có rất nhiều nhũ đá đẹp như­ hang Tiên (Cao Mại), hang Phong Nha Khô,... Loại hang này chủ yếu phân bố ở các mực cao. Tại một số cửa hang loại này ở mực cao đă phát hiện được những dấu tích (như­ xư­ơng, răng động vật, vỏ ốc, mảnh gốm,...) cho thấy đă từng có ngư­ời cổ đại sinh sống ở trong hang.

- Các hang chân núi karst cổ là các hang nằm ngang h́nh thành khi chân các khối đá vôi ngập trong nước. Tại vùng Phong Nha - Kẻ Bàng, trong các hang này hầu như­ không có thạch nhũ. Các hang này gặp ở mực cửa hang thứ hai. Điển h́nh là hang Chày (trong chiến tranh có nhà máy sản xuất xà pḥng nên c̣n gọi là hang Xà pḥng), hang Nhà máy rư­ợu (chư­a có tên hang chính thức).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh 5.1. Cửa hang Phong Nha nh́n từ máy bay trực thăng
(Ảnh Lê Huy C­ường cung cấp)

Ảnh 5.2. Ḍng sông và băi cát trong hang Phong Nha
(Ảnh H. Limbert)

Ảnh 5.3. Đoạn sông ngầm đ­ược mở rộng trong hang Phong Nha
(Ảnh H. Limbert)

Ảnh 5.4. Ḍng sông ngầm chảy giữa các vách đá trong hang Phong Nha
(Ảnh H. Limbert)

Ảnh 5.5. Bến thuyền trong hang Phong Nha
(Ảnh H. Limbert)

Ảnh 5.6. Đ­ường hầm trong hang Phong Nha
(Ảnh H. Limbert)

Ảnh 5.7. Nhũ đá khổng lồ trong hang Phong Nha
(Ảnh H. Limbert)

Ảnh 5.8. Các nhũ đá trong hang Phong Nha Khô
(Ảnh H. Limbert)

Ảnh 5.9. Nhũ đá dạng phân bậc trong hang Khe Ry
(Ảnh H. Limbert)

Ảnh 5.10. Ḍng sông rất nông với trầm tích đáy là cuội trong hang Khe Ry
(Ảnh H. Limbert)

 

 

 

 

 

 

Ảnh 5.11. Nhũ đá
trong hang Ṿm

(Ảnh H. Limbert)

 

Ảnh 5.12. Một đoạn "thủng mái" có ánh sáng lọt vào ở hang Ṿm
(Ảnh H. Limbert)

Ảnh 5.13. Các dạng tích tụ calcit trong một pḥng ở hang Ṿm
(Ảnh H. Limbert)

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh 5.14. Một lối đi có nhũ đá trang trí trong hang Ṿm

(Ảnh H. Limbert)

Ảnh 5.15. Trần hang và đáy hang cấu tạo bởi cuội cửa hang Đại Cáo
(Ảnh H. Limbert)

Ảnh 5.16. Hồ n­ước đọng lại vào mùa khô trong hang Mê Cung
(Ảnh H. Limbert)

Ảnh 5.17. Lỗ đen trên trần hang Tiên ở Tuyên Hoá, Quảng B́nh
(Ảnh H. Limbert)

Ảnh 5.18. Nhũ đá, măng đá trong hang Tiên ở Tuyên Hoá, Quảng B́nh
(Ảnh H. Limbert)