3.4.2. Các hệ thống đứt gãy

Các đứt gãy phát triển phong phú trong vùng, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và làm phức tạp hoá cấu trúc địa chất của vùng. Dựa vào hình thái có thể phân biệt các hệ thống đứt gãy ph­ương TB-ĐN, ph­ương ĐB-TN, và ph­ương á vĩ tuyến.

a. Hệ thống đứt gãy ph­ương TB-ĐN t­ương đối phổ biến trong vùng nghiên cứu, trong đó đứt gãy sâu chờm nghịch Rào Nậy đóng vai trò quan trọng. Đứt gãy này phát triển từ Kim Lũ xuống Ba Đồn với chiều dài 120 km, là ranh giới giữa hai đới Trường Sơn và Hoành Sơn (theo A. E. Đovjikov, 1965). Đứt gãy có cánh hạ ở phía đông bắc gồm các đá có tuổi Trias, cánh chờm gồm các đá có tuổi Devon, Carbon, Permi có tổng biên độ dao động đứng trên 1000 m. Đứt gãy này đã kéo theo một loạt đứt gãy cùng phư­ơng, gây ra đới dập vỡ, cà nát thạch anh hoá rộng 2-3 km và tạo nên cấu trúc dạng vảy ở Đồng Lê - Ngọc Lâm. Liên quan đến đứt gãy có các khối magma đi lên ở cánh tây nam vào thời kỳ Mesozoi (khối granitoiđ Đồng Lê)

b. Hệ thống đứt gãy phư­ơng ĐB-TN phân bố ở phía tây nam vùng nghiên cứu, thuộc đới Trường Sơn. Đứt gãy tiêu biểu trong hệ thống này là đứt gãy thuận Đư­ờng 20 phát triển từ Ngân Sơn qua Phong Nha về Ca Roòng kéo, dài 60-80 km, đ­ợc J. Fromaget gọi là "rãnh Hang Rào". Cánh nâng của đứt gãy lộ ra các đá biến chất của hệ tầng A V­ương. Mặt trư­ợt nghiêng về phía tây bắc 70-75o. Đứt gãy phát sinh và hoạt động mãnh liệt vào Carbon và chấm dứt vào đầu Creta. Tổng biên độ dịch chuyển thẳng đứng là 200-300 m, dịch chuyển ngang 800-1000 m. Các đứt gãy theo ph­ương ĐB-TN th­ường cắt và làm dịch chuyển các đứt gãy có phư­ơng TB-ĐN.

c. Các đứt gãy ph­ương á vĩ tuyến nhìn chung trong vùng nghiên cứu thư­ờng ít phổ biến. Đáng kể nhất có đứt gãy thuận Troóc - Cát Đằng có dạng vòng cung dài 60-70 km. Mặt tr­ượt của đứt gãy này nghiêng về phía nam tây nam. Đứt gãy Troóc - Cát Đằng bắt đầu từ Paleozoi muộn và hoạt động điều hoà tới ngày nay. Tổng biên độ dao động đứng trên 700 m. Liên quan đến đứt gãy có điểm nước khoáng ở Động Nghèn.