3.1.4. Kainozoi

HỆ NEOGEN

Hệ tầng Đồng Hới (N13-N21 đh)

Hệ tầng do N. I. Komarova và Phạm Văn Hải (1980) xác lập. Các trầm tích của đệ tầng Đồng Hới chỉ lộ ra ở khu vực Đồng Hới, c̣n chủ yếu đ­ợc phát hiện qua các lơi khoan ở các vùng Bắc Lư (Quảng B́nh), Lệ Ninh, Ba Đồn (bảng 3.1)

Mặt cắt đặc tr­ưng của hệ tầng Đồng Hới là mặt cắt lỗ khoan 273-T256 (Đồng Hới) và đ­ược bổ sung bằng các mặt cắt khác ở các vùng Lệ Ninh, Ba Đồn.

 

Bảng 3.1. Độ sâu phân bố của hệ tầng Đồng Hới

Số hiệu
lỗ khoan

Địa điểm

Độ sâu (m)

Dày (m)

Từ

Đến

LK 273 T256

LK 257 T256

LK 241 T256

LK 241 T304

LK 305 T256

LK 6 (Đ 207)

LK 1 (Đ 207)

LK 5 (Đ 207)

Đồng Hới

Đồng Hới

Đồng Hới

Đồng Hới

Đồng Hới

Tú Loan

Lệ Ninh

Duy Ninh

-250

-45

-42

-42.5

-50

-110.2

-154.4

-111

0

0

0

-25

0

-38.7

-66.6

-70

250

45

42

40

50

73.3

92.8

41

 

Hệ tầng Đồng Hới đ­ược chia làm 3 tập:

Tập 1: Nằm không chỉnh hợp trong các thành tạo đá cổ là cuội kết, sạn kết, đôi khi xen lớp bột - sét kaolin. Th­ường bắt đầu bằng cuội tảng kết màu sặc sỡ (nâu, xám gụ, đỏ, hồng). Trên đó là các lớp cuội kết, sạn kết phân phiến, đá phiến sericit, cát kết hạt vừa. Hạt cuội có kích th­ớc từ vài cm đến 20-30 cm, độ mài tṛn và chọn lọc kém, xi măng là sét màu xám vàng, xám nâu. Bề dày của tập 30-160m. Trong lỗ khoan 249-T280 khoảng sâu -83-70m và lỗ khoan 273-T256 khoảng sâu -250-92m đă phát hiện các bào tử và phấn hoa: Polypodium sp., Cystopteris sp., Ginkgo sp., Alnus sp., Corylus sp., Platycarya sp., Nyssa sp., Rhus sp., Sabal sp.,

Tập 2: Sét kết, cát kết chứa kaolin xen các lớp cuội kết có màu sắc loang lổ sặc sỡ vàng, đỏ, trắng. Thỉnh thoảng gặp những mạnh than nhỏ (1-2 mm) than bùn - nâu (kết quả phân tích bằng ph­ương pháp nhiệt của Âu Duy Thành). Bề dày chung của tập 50-120 m. Trong tập này có một phức hệ bào tử phấn hoa Hamamelis - Castanopsis - Dipterocarpus với tỷ lệ các thành phần cơ bản như­ sau: Bào tử và phấn hoa thực vật nhiệt đới - cận nhiệt đới: 41-46%; Bào tử và phấn hoa thực vật cận nhiệt đới - ôn hoà ấm: 56-62%, trong đó bào tử và phấn hoa thực vật ư­a ẩm: 65-80%. Nh­ vậy, phức hệ này đặc tr­ưng cho khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Ngoài các dạng cơ bản định tên cho phức hệ, c̣n có mặt các dạng đặc trư­ng sau: Polypodium sp., Cyathea sp., Lygodium sp., Selaginella sp., Pinus sp., Tsuga sp., Podocarpus sp., Magnolia sp., Myrica carolinensiformis Gladk., Mallotus sp., Morus sp.,

Các vết in lá thu thập đư­ợc ở khoảng sâu từ -20 đến 18,8 m ở lỗ khoan 241-T304 (Đồng Hới) gồm Ficus aff. tiliafolia Heer, Benzoin sp., Dicotylophyllum sp., Graminophyllum sp., đ­ợc Trịnh Dánh xác định cho tuổi Miocen muộn.

Tập 3: Sét, bột kết, cát kết xen cuội kết, sạn kết. Tại vùng Lệ Ninh - Ba Đồn, theo tài liệu LK 1, 2, 5, 6, tập này là tập xen kẽ của các lớp cát kết, bột kết, sét kết màu xám xanh, xám nâu, xám vàng dày 50-100 m, chứa mùn thực vật, mảnh than và mảnh vỡ động vật Thân mềm. Trong tập này ở lỗ khoan 1, khoảng sâu từ -85 đến 81 m, Nguyễn Thị Á đă xác định các dạng phấn hoa Cycas sp., Taxodium sp., Quercus sp., Castanea sp., Carya sp., Platycarya sp., định tuổi Neogen.

Tuổi Neogen (Miocen muộn - Pliocen sớm) của hệ tầng Đồng Hới đ­ược xác định dựa vào sự có mặt của phức hệ bào tử phấn hoa, thực vật nêu trên.

Hệ tầng Đồng Hới đ­ợc thành tạo trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới ẩm với các vật liệu lấp đầy các trũng tr­ước núi. Kaolin một phần do cuội giầu felspat phong hoá ra và một phần do lắng đọng trầm tích giầu kaolin tạo thành.

Hệ tầng Đồng Hới phủ bất chỉnh hợp trên các trầm tích Devon và bị phủ không chỉnh hợp bởi các trầm tích có nguồn gốc sông, sông- biển Pleistocen trung - phần d­ới Pleistocen th­ượng.

 

HỆ ĐỆ TỨ

Các trầm tích Pleistocen trung - thư­ợng

 

Hệ tầng Lệ Ninh (Q12-3 ln)

Hệ tầng do Nguyễn Quang Trung và nnk (1983) xác lập. Tại khu vực Đồng Hới - Lệ Ninh, hệ tầng này là phần lót đáy đồng bằng, phủ lên tất cả các thành tạo có tuổi cổ hơn. Hệ tầng Lệ Ninh không lộ ra trên mặt mà chỉ gặp trong các lỗ khoan (Bảng 4.2).

Các trầm tích này bao gồm cuội, sỏi, sạn lẫn dăm và sét màu vàng, xám trắng, dày 10-30 m. Thành phần cuội, sạn, sỏi chủ yếu là thạch anh, silic, cát kết, granit, kích th­ớc 3-4 cm, đôi khi đến 10 cm. Độ mài tṛn kém, độ lựa chọn kém. Các trầm tích này không chứa hoá thạch. Việc định tuổi cho chúng chủ yếu dựa vào vị trí địa tầng và đặc điểm thạch học. Các trầm tích đư­ợc mô tả ở đây có thành phần t­ương đ­ương với các tầng cuội sạn sỏi ở các đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hoá và Nghệ Tĩnh đă đ­ược chứng minh có tuổi Pleistocen giữa-đầu Pleistocen muộn.

Bảng 3.2. Chiều sâu phân bố của hệ tầng Đồng Hới ở vùng Quảng B́nh.

Số hiệu
lỗ khoan

Địa điểm

Độ sâu

Dày (m)

Từ

Đến

LK1 (Đ 207)

Lệ Ninh

-61.4

-38

23.4

LK6 (Đ 207)

Tú Loan

-39.7

-30.4

9.3

LK5 (Đ 207)

Duy Ninh

-67

-40

27

 

Các trầm tích phần trên Pleistocen thư­ợng

Các trầm tích thuộc phần trên Pleistocen th­ượng phân bố rộng trong vùng nghiên cứu, phủ lên tất cả các trầm tích thành tạo trước đó. Tại ŕa đồng bằng, nơi tiếp giáp với vùng đồi, chúng tạo thành các thềm bậc II cao 10-15 m. C̣n trong các lỗ khoan chúng có mặt ở các độ sâu sau (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Chiều sâu phân bố của các trầm tích phần trên Pleistocen th­ượng ở Quảng B́nh

Số hiệu lỗ khoan

Địa điểm

Độ sâu (m)

Dày (m)

Từ

Đến

LK1 (Đ 207)

Lệ Ninh

- 38.0

- 28.5

9.5

LK5 (Đ 207)

Duy Ninh

- 40.0

- 27.3

127

LK6 (Đ 207)

Tú Loan

- 30.0

- 18

124

Các trầm tích này gồm cát - bột, cát, sét màu loang lổ dày 10-3 m. Các khoáng vật chủ yếu: thạch anh 52%, amphibol, biotit, ilmenit, pyrit. Thành phần khoáng vật sét: hydromica, kaolin, monmorilonit. Tuổi Pleistocen muộn của trầm tích đ­ược xác định chủ yếu dựa vào vị trí địa tầng và thành phần thạch học của chúng. Trong các lỗ khoan, các thành tạo loang lổ này phủ lên trên các lớp của hệ tầng Lệ Ninh và bị phủ bất chỉnh hợp bởi trầm tích Holocen hạ - trung. Ở phía tây đồng bằng chúng tạo thành thềm bậc II cao 10-15 m, ngang mức với bậc thềm II ở Thanh Hoá - Nghệ Tĩnh.

Ảnh 3.14. Đê cát (Q13b)
có cấu tạo phân lớp
xiên ở phía bắc
sông Nhật Lệ
(Ảnh Trần Nghi, 1995)

Trầm tích đê cát ven bờ Pleistocen th­ợng gặp ở sông Gianh (ảnh 4.15) và Sen Thuỷ (ảnh 4.16) bao gồm cát màu vàng nghệ, phân lớp xiên.

Ảnh 3.15. Cát trắng Holocen phủ trên thềm cát vàng Pleistocen th­ượng,
cao 10 m ở Sen Thuỷ, Quảng B́nh (Ảnh Trần Nghi, 1995)

 

Các trầm tích Holocen hạ - trung (Q21-2)

a) Trầm tích biển, sông-biển (a, amQ21-2): các trầm tích này có diện phân bố rộng, tạo bề mặt đồng bằng hẹp ở Quảng B́nh, chủ yếu ở phía tây đ­ờng quốc lộ 1A, có độ cao tuyệt đối 2,5-4 m. Trong các lỗ khoan gặp chúng ở các độ sâu sau (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Chiều sâu phân bố các trầm tích biển Holocen hạ - trung ở Quảng B́nh


Số hiệu lỗ khoan

 

Địa điểm

Độ sâu (m)

 

Bề dày (m)

Từ

Đến

LK1 (Đ 207)

Lệ Ninh

- 11.5

- 5

6.5

LK5 (Đ 207)

Duy Ninh

- 27.3

2.5

23.8

LK6 (Đ 207)

Tú Loan

- 18

-2

16

LK 241-T 256

Đồng Hới

- 2.5

0

2.5

Thành phần thạch học gồm sạn, cát, bột -sét lẫn sạn màu trắng, xám xanh, dày 2 - 2,5 m. Bột 58,6%, sét 30,4%, cát 8,1%, sạn sỏi 2,9%. Chứa phức hệ bào tử phấn hoa Engelhardtia - Lygodium - Castanopsis với tỷ lệ thành phần chủ yếu nh­ sau: - Bào tử và phấn hoa thực vật nhiệt đới - cận nhiệt đới: 54 -57%; - Bào tử và phấn hoa thực vật cận nhiệt đới - ôn hoà ấm: 42 -45%; trong đó bào tử và phấn hoa thực vật ­a ẩm chiếm 83 -92%.

Ngoài các dạng ­u thế đặt tên cho phức hệ, c̣n có các dạng đặc tr­ng nh­: Cyathea sp., Pteris sp., Adiantum sp., Pinus sp., Magnolia sp., Michelia sp., Lithocarpus sp., Buttneria sp., Dacrydium sp., Podocarpus sp..

Trong các lớp bột - sét c̣n thấy phong phú Trùng lỗ và Thân mềm biển nông: Elphidium advenum Cush., E. hispidulum Cush., Elphidiella sp., Triloculina Orb., Pyrgo sp., Quinqueloculina sp., Ammonia beccari (L)., Ostrea sp., Anadara sp., Turritella sp.

Tuổi Holocen sớm - giữa của các trầm tích này đ­ợc xác định trên cơ sở so sánh các phức hệ cổ sinh đă t́m đ­ược với các phức hệ cổ sinh có trong các trầm tích t­ương tự ở các đồng bằng khác ở Việt Nam (Bắc Bộ, Nam Bộ) cũng như­ ở Thái Lan (Dheeradilo KP. et al, 1989), Malaysia (Kamaludin H.,1994).

b) Trầm tích sông-hồ - đầm lầy (almQ21-2): Theo các tài liệu hiện có, đó là các trầm tích sông-hồ, đầm lầy chủ yếu phát triển ở phía nam sông Nhật Lệ, tại khu vực Quán Hầu. Các trầm tích này không lộ ra mà bị các trầm tích Holocen th­ợng phủ. Mặt cắt đặc trưng cho các trầm tích này là mặt cắt ở khoảng sâu từ -40 đến 20m của lỗ khoan 233 (nam Quán Hầu) gồm sét, sét bột màu xám đen, dày 20 m, chứa phức hệ bào tử phấn hoa có thành phần như­ phức hệ bào tử phấn hoa đă đ­ược t́m thấy trong trầm tích biển đă mô tả ở trên.

Về quan hệ địa tầng, ở LK 233 quan sát đư­ợc chúng nằm trên các trầm tích Devon và bị các trầm tích Holocen th­ượng phủ bên trên.

 

Các trầm tích Holocen th­ượng (Q23)

Bao gồm các trầm tích tích tụ trên mặt đồng bằng hiện nay với các kiểu nguồn gốc khác nhau: trầm tích băi bồi, trầm tích sông - hồ, trầm tích biển - gió, trầm tích biển d­ưới dạng đê cát trắng ven bờ đang bị quá tŕnh biển tiến hiện đại xói lở chia cắt (ảnh 4.17, 4.18)

a) Các trầm tích băi bồi (aQ23): có diện phân bố không lớn, th­ường phát triển dọc Rào Nậy và các băi bồi vùng cửa sông. Thành phần gồm cát, cát pha sét màu xám, nâu nhạt, lẫn nhiều mùn thực vật. Dày 2-4m.

b) Trầm tích sông - hồ (alQ23): phân bố ở phía nam sông Nhật Lệ, vùng Quán Hầu (LK 233 ở khoảng độ sâu từ -20 đến 0m, dày 20m) gồm cát, cát -bột màu xám đen chứa phức hệ bào tử phấn hoa Lygodium - Poaceae - Myrtus với các thành phần cơ bản: bào tử và phấn hoa thực vật nhiệt đới - cận nhiệt đới: 70 -85%; bào tử và phấn hoa thực vật cận nhiệt đới - ôn hoà ấm: 15-20%; trong đó bào tử và phấn hoa thực vật ­ưa ẩm chiếm khoảng 70-75%.

 

Ảnh 3.16. Các thế hệ đê cát cao 10 m ở ven biển Quảng B́nh
(Ảnh Trần Nghi, 1995)

Ảnh 3.17. Các đê cát đang bị xói lở ở Lệ Thuỷ, Quảng B́nh
(Ảnh Trần Nghi, 1995)

Ngoài các dạng ­ưu thế đặt tên cho phức hệ, c̣n có các dạng đặc trư­ng: Cyathea sp., Lygodium sp., Pteris sp., Platycarya sp., Rubiaceae gen. indet., Pinus sp., Magnolia sp., Morus sp., Myrica sp..

c) Trầm tích nguồn gốc biển-gió (mvQ23): tạo nên các doi cát phân bố kéo dài dọc bờ biển hiện đại từ Đèo Ngang đến Tân Đ́nh ấp. Thành phần cát chủ yếu là thạch anh màu xám sáng, đôi khi vàng nhạt, có độ bào tṛn và lựa chọn tốt.

d) Trầm tích biển - đầm lầy (mbQ23): bao gồm các trầm tích đ­ược thành tạo trong các đầm phá, đầm lầy ven biển, bề dày chung 0,5-2 m. Thành phần trầm tích gồm sét, cát màu xám đen, các bào tử phấn hoa thuộc phức hệ Poaceae - Sonneratia - Rhizophora, có thành phần chung giống như­ phức hệ đă t́m thấy trong trầm tích sông-hồ kể trên. Tuy nhiên có điều khác là trong thành phần phức hệ c̣n có các hạt phấn thực vật ngập mặt Sonneratia sp.. Rhizophora sp. Các thành tạo trầm tích này cũng chứa nhiều di tích Thân mềm và Trùng lỗ.