Chương 7

NHỮNG GIÁ TRỊ NỔI BẬT TOÀN CẦU CỦA VƯ­ỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG

 

7.1. KHÁI QUÁT

Phong Nha - Kẻ Bàng là vùng karst cổ có ư nghĩa và có giá trị nhất ở Đông Nam á và trên thế giới, thể hiện ở các đặc điểm sau:

- Vùng này có cấu trúc địa chất phức tạp, thành phần thạch học và quy luật phân bố đa dạng. ở đây có các loại đá: cát kết, cát kết dạng quarzit, bột kết, đá phiến sét, đá vôi, đá vôi silic, đá sét vôi, granit, granodiorit, diorit, aplit, pegmatit v.v...

- Vùng có lịch sử phát triển vỏ Trái đất lâu dài, từ kỷ Ordovic (450 triệu năm) đến nay, trải qua 5 chu kỳ kiến tạo lớn:

1. Ordovic muộn- Silur (O3 - S)

2. Devon (D)

3. Carbon - Permi (C - P)

4. Mesozoi (T, J, K)

5. Kainozoi (E, N, Q)

- Các quá tŕnh địa chất nội - ngoại sinh phức tạp đă và đang diễn ra từ Trias đến nay, là nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của địa h́nh và địa mạo khu vực:

1. Địa h́nh phi karst: đồi núi thấp, đỉnh tṛn, các bề mặt san bằng, các thềm mài ṃn - tích tụ dọc thung lũng sông Son, sông Chày và phân bố ven ŕa khối đá trung tâm.

2. Địa h́nh chuyển tiếp, có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vôi và địa h́nh lục nguyên.

3. Địa h́nh karst đặc trưng cho Karst cổ nhiệt đới h́nh thành chủ yếu trong Kainozoi chiếm 2/3 diện tích vùng di sản tạo nên một vùng núi đá vôi lớn nhất thế giới (Pierre G. 1966).

- Đặc trưng của địa h́nh karst Phong Nha - Kẻ Bàng là có tuổi cổ, bắt đầu h́nh thành từ giai đoạn tạo núi Mesozoi (Trias, Jura, Creta). Quá tŕnh karst để lại các dấu ấn rơ nét và độc đáo như­ "hang Sông", "hang Khô", "hang dạng bậc", "hang treo", hang "dạng cành cây" và hang "cắt nhau" v.v.., liên quan đến các pha tạo núi và đứt găy kiến tạo trong Kainozoi từ Oligocen (36 triệu năm) đến nay.

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng gồm nhiều sinh cảnh quan trọng và có ư nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và là nơi có nhiều loài động vật và thực vật quư hiếm đang bị đe doạ. Lớp che phủ rừng trên vùng Phong Nha - Kẻ Bàng có nhiều kiểu thảm thực vật phong phú và đa dạng. Đây là mẫu điển h́nh của thảm thực vật trên núi đá vôi và hầu như­ không thấy ở các n­ước khác trong khu vực.

Trong những năm gần đây có nhiều cuộc khảo sát về đa dạng sinh học vùng Phong Nha - Kẻ Bàng: dự án RAS/93/102/WWF/IUCN (1996-1997), ch­ương tŕnh khảo sát của nhà động vật học Timmins (1999), của trung tâm nhiệt đới Việt - Nga (1998-1999), cuộc khảo sát của Viện ĐTQHR và Tr­ường Đại học Lâm nghiệp để xây dựng dự án đầu t­ư VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (1998) đă chứng minh tính chất đa dạng của hệ động thực vật ở đây. Trên vùng đá vôi và núi đất, rừng chiếm trên 96% diện tích đất đai và có tính đa dạng sinh học rất cao. Ở đây đă thống kê được 876 loài thực vật bậc cao thuộc 511 chi và 152 họ thực vật. Về động vật đă thống kê được 568 loài động vật có xương sống bao gồm: 113 loài thú, 302 loài chim, 59 loài ḅ sát, 22 loài ếch nhái và 72 loài cá. Đặc biệt ở đây có một số loài đặc hữu phân bố rất hẹp chỉ gặp ở Phong Nha - Kẻ Bàng như­ một số loài linh tr­ưởng.

Trong số những loài thực vật thống kê có 51 loài có nguy cơ bị đe doạ trong đó có 38 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 25 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN (1997). Trong số các loài động vật thống kê có 68 loài ghi trong Sách đỏ Việt Namvà 44 loài ghi trong Sách đỏ có nguy cơ bị đe doạ của IUCN (1997).

 

7.2. PHÂN TÍCH TƯ­ƠNG ĐỐI

Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng có sự đa dạng về địa chất cao:

a. Đá vôi cổ (tuổi Paleozoi) có thành phần vật chất, màu sắc và cấu tạo khác nhau:

- Đá vôi Devon dạng khối màu xám, xen các lớp đá vôi sét, vôi silic màu xám đen (ở khu vực cửa hang Phong Nha, hang Tối....)

- Đá vôi tuổi Carbon - Permi chiếm gần hết diện tích khối núi đá vôi, có thành phần CaCO3 chiếm trên 95%, phân bố gần như­ liền khối, thành tạo trong giai đoạn kiến tạo b́nh ổn.

b. Karst nhiệt đới điển h́nh phát triển gắn liền với các chu kỳ kiến tạo:

Có 7 bậc độ cao cửa hang động và bề mặt san bằng, liên quan đến 7 chu kỳ nâng lên do kiến tạo: Oligocen, Miocen, Pliocen, Pleistocen sớm, Pleistocen giữa muộn, Pleistocen muộn và Holocen sớm-giữa.

c. Tính độc đáo so với karst ở các nước trên thế giới:

Khác với karst ôn đới ở các nước châu Âu nh­ư VQG Pirin (Bulgari), VQG hồ Plitvice (Croatia), hang động Skocjan (Slovenia), VQG Daler, Yorkshire (Anh), hang động Carlsbad và VQG bang Mammothe (Mỹ) v.v.., Phong Nha - Kẻ Bàng là vùng karst nhiệt đới ẩm điển h́nh. Quá tŕnh xói ṃn cơ học và rửa lũa hoá học CaCO3 do ḍng sông lúc mực nước ngầm trong hang dâng cao ở vùng là hết sức mănh liệt, mang tính phá huỷ do thung lũng của hệ thống sông và sông ngầm rất hẹp, là bồn thu nước duy nhất nằm sát đường phân thuỷ Việt-Lào để đổ vào sông Gianh. Các ngấn nước gặm ṃn sâu trong trần và vách hang, các băi cát sạn thành phần lục nguyên kiểu "thềm" và "băi bồi" ven sông ngầm và "nón phóng vật" của hang nhánh là dấu hiệu đặc trưng của karst nhiệt đới Phong Nha - Kẻ Bàng.

So với karst các khu bảo tồn khác ở vùng nhiệt đới Đông Nam á như­ VQG Gunung Mulu (Malaysia), VQG Lorents (Indonesia). VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có khác biệt ở chỗ: các khu karst ở Đông Nam á có tuổi trẻ, chủ yếu phát triển trong Đệ tứ trên nền đá vôi trẻ có tuổi từ Oligocen (khoảng 34 triệu năm). Trong khi đó đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng có tuổi rất cổ, từ Devon muộn (370 triệu năm) đến Permi (290 triệu năm).

Cách đây 34 triệu năm, khi đá vôi dạng ám tiêu của Đông Nam á bắt đầu được thành tạo ở biển th́ tại khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng đă đang diễn ra quá tŕnh h́nh thành hang động trên lục địa, nghĩa là có tuổi cổ hơn ít nhất là 34 triệu năm.

Ở Thái Lan, hang động phát triển trên đá vôi Permi. Tổng chiều dài hang không lớn (khoảng 40 km), lại phân bố rải rác ở nhiều nơi trong khi đó hệ thống hang động chỉ riêng ở khối Phong Nha - Kẻ Bàng đă có tổng chiều dài khoảng 80 km (theo số liệu năm 1998).

Ở Lào, hệ thống hang động chủ yếu phát triển trong đá vôi tuổi Carbon - Permi, nh­ưng chư­a được điều tra đầy đủ.

Những nét đặc thù của khu động Phong Nha - Kẻ Bàng là:

- Có sông ngầm (hang sông) dài.

- Đá vôi liền một dải dạng khối rộng lớn c̣n bảo tồn được các kiểu cấu trúc địa chất, địa h́nh, địa mạo và rừng nguyên sinh nhiệt đới.

- Hang động phát triển trong đá vôi dạng khối tinh khiết nên h́nh thành nhiều hệ thống cắt nhau cùng tuổi và nhiều thế hệ.

- Hệ thống thạch nhũ đẹp, kỳ ảo, có nhiều thế hệ thạch nhũ chồng gối lên nhau, có tuổi t­ương ứng với tuổi của các bậc hang động.

7.3. TÍNH TOÀN VẸN CỦA DI SẢN

V­ườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm gọn trong hệ núi đá vôi rộng lớn mang tên Phong Nha - Kẻ Bàng. Riêng ở phía Việt Nam vùng núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha. Nếu cộng với khối núi đá vôi của Lào th́ toàn khu vực núi đá vôi rộng khoảng 400.000 ha. Hiện nay diện tích VQG được bảo vệ nghiêm ngặt là 147.945 ha. Trong khu vực chỉ có rất ít ng­ười dân sinh sống. Đây là vùng núi biên giới, xa các trung tâm dân cư­ nên nếu được quy hoạch và bảo vệ tốt tính nguyên vẹn của khu vực sẽ rất cao và có khả năng quản lư bền vững di sản. Quá tŕnh thành lập khu di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được chính quyền địa phư­ơng và chính phủ Việt Nam rất ủng hộ. Việc thành lập VQG và Ban quản lư trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng B́nh thể hiện quyết tâm xây dựng Phong Nha - Kẻ Bàng thành một khu Di sản thế giới. Sự ủng hộ của chính quyền các cấp là điều kiện rất thuận lợi để quản lư và bảo vệ tốt Phong Nha - Kẻ Bàng sau này.

Chính quyền hai tỉnh biên giới của Lào và Việt Nam đă gặp nhau nhiều lần để bàn công tác phối hợp trong t­ương lai bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ tính đa dạng sinh học của vùng rừng ven biên giới. V́ vậy ta có thể tin t­ưởng tính nguyên vẹn của khu vực đă và đang được bảo tồn có hiệu quả.

Chính phủ Việt Nam đă có quyết định xây dựng đư­ờng Hồ Chí Minh, song con đ­ường này chạy theo đ­ường 15 và 12A cũ dọc theo ranh giới phía đông và không cắt VQG. Con đư­ờng này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bảo vệ tuần tra sau này.