6.3.2. Phân bố động vật theo vùng

Có 6 vùng chính đã được tập trung khảo sát là: vùng từ Bãi Dinh đến Cha Lo (các xã Th­ượng Hoá, Minh Hoá); vùng Lèn Tinh - Ông Lắc (các xã Hoá Sơn, Minh Hoá); vùng Khe Chu Ngút - Bản Rục (các xã Th­ợng Hoá, Minh Hoá); vùng Trộ Mợng - thung Lau - thung Nhăng; vùng Ba Zàng - Rào Thương - Hang én và vùng Cổ Khu - Rào Bụt.

Các vùng này đặc trưng cho 2 dạng chính là rừng núi đất (Cha Lo, Bãi Dinh, thung Ông Lắc, Ba Zàng, Rào Thư­ơng, Hang Én và Cổ Khu) và rừng núi đá với các thung lũng bằng (Lèn Tinh, Chu Ngút, Bản Rục, Trộ Mợng, thung Lau, thung Nhăng và phía đông bắc Rào Bụt). Đặc điểm phân bố của một số loài động vật ở hai dạng rừng này cũng có những nét khác nhau. Các loài thú quý hiếm cỡ lớn thuộc nhóm có guốc, ăn thịt phân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi đất. Các loài linh trưởng tập trung chủ yếu ở rừng núi đá. Thú ăn thịt nhỏ, các loài chim không thể hiện đặc tính phân bố theo lãnh thổ mà sự phân bố của chúng phụ thuộc vào tác động của con người. Sự phân bố các loài động vật quý hiếm ở các vùng có thể tổng quát như­ sau:

a. Vùng Bãi Dinh - Cha Lo: nằm ở phía nam đường mòn Hồ Chí Minh số 15. Các loài thú lớn như­ hổ, báo hoa mai, gấu ngựa, gấu chó, bò tót, sao la, nai và nhiều loài chim, bò sát quý (trĩ sao, gà lôi, gà tiền mặt vàng, kỳ đà nước...) vẫn còn phân bố ở vùng này. Có thông tin về voi vẫn còn hoạt động ở khu vực núi Giăng Màn nhưng ch­ưa có điều kiện xác minh. Có lẽ đàn voi đó cũng không nhiều nên ít người biết đến.

b. Vùng Lèn Tinh - thung Ông Lắc. Thung Ông Lắc nằm sâu về phía nam đường 15. Vùng Lèn Tinh rừng khá hơn và là nơi tiếp giáp với rừng núi đá.

Thú lớn ở đây không nhiều, chủ yếu là các loài khỉ, voọc gáy trắng, chà vá chân nâu và vượn siki. Đã thấy một cặp sừng sao la ở Hoá Sơn, nhưng con thú bị bắn hơn 50 năm trước đây cho tới nay ch­ưa gặp lại.

c. Vùng Khe Chu Ngút - Bản Rục: thuộc xã Th­ượng Hoá và nằm dọc theo đường 15 chạy từ phà Xuân Sơn lên Cha Lo. Địa hình ở đây phân thành 2 dạng rõ rệt. Dạng núi đất gần đèo Đá Đẽo và xóm Phú Nhiêu. Dạng núi đá nằm ở phía tây đường 15 và kéo tới tận biên giới Việt-Lào.

Nhiều loài thú quý hiếm đã được ghi nhận tại vùng này. Các loài khỉ và voọc gáy trắng tập trung nhất ở vùng rừng núi đá vôi Bản Rục. Đã thấy bốn cặp sừng mang lớn ở làng Phú Nhiêu. Sừng mang lớn có vẻ khá tập trung ở vùng núi đất quanh đèo Đá Đẽo.

d. Vùng Trộ Mợng - thung Lau - thung Nhăng: chủ yếu là núi đá vôi, xen giữa là các thung đất tương đối rộng và bằng phẳng. Rừng dọc 2 bên đường, trong các thung bằng vùng Trộ Mợng, thung Nhăng và phía ngoài thung Lau.

Đây được coi là vùng rốn của các loài linh trưởng. Đã ghi nhận hầu hết 10 loài và phân loài thú linh trưởng ở vùng này. Điều đáng chú ý là về loài chào vao đã phát hiện hố ủi và đúc được 2 dấu chân con mẹ, một dấu chân con nhỏ tại thung Nhăng (17031'621B, 106013'365Đ). Loài voọc đen tuyền cũng thấy ở vùng này (thung Ba Đậu 17036'B, 106017'Đ).

Hai loài gà đặc hữu (Lophura hatinhensis Lophura imperialis) đã ghi nhận là có ở vùng này.

e. Vùng Ba Ràng - Rào Th­ương - Hang Én: là vùng rừng núi đất còn rừng lớn nhất hiện nay của VQG. Bên cạnh rừng núi đất là các dãy rừng núi đá.

Động vật rừng vùng này rất phong phú, vừa có những loài đặc trưng cho núi đất (bò tót) vừa có những loài đặc trưng cho núi đá (sơn d­ương, các loài linh trưởng). Đã ghi nhận được sự có mặt của hổ qua dấu chân, đã được ghi âm tiếng hót của vượn siki . Có thể có vài ba cá thể voi di cư­ qua lại giữa vùng Ba Rền - U bò với Ba Zàng - Rào Thư­ơng này. Các loài chim quý như­ gà lôi, trĩ sao, gà tiền mặt vàng, phượng hoàng đất, niệc nâu và một số loài bò sát khác (kỳ đà nước, hổ trâu, hổ mang..).

f. Vùng Cổ Khu - Rào Bụt: nằm dọc theo đường mòn Hò Chí Minh số 20, từ km số 12 đến km số 29. Động vật ghi nhận được ở vùng này đáng chú ý có hổ ở Cổ Khu, Sơn dương ở nhiều nơi. Vùng này cũng là nơi có nhiều chà vá chân nâu, hồng hoàng, niệc mỏ vằn, cao cát, gà tiền mặt vàng, gà lôi, trĩ sao. Vùng rừng núi đất Cổ Khu tiếp giáp với rừng núi đá Đại ả, Đại Cáo là sinh cảnh thích hợp cho nhiều loài thú, chim, bò sát và ếch nhái.