1.1.3. Thổ như­ỡng

Trong VQG, diện tích đất chỉ chiếm 37,3% diện tích toàn vùng; phần còn lại là đá vôi. Diện tích đất gồm có các loại đất chủ yếu sau:

- Đất đen macgalit - feralit trên núi đá vôi: diện tích 450 ha, chiếm 0,3%, phân bố trên những s­ườn dốc mạnh, thuận lợi cho việc rửa trôi. Đất nói chung mỏng lớp, phẫu diện chỉ có tầng A và tầng C (tầng mùn màu đen và tầng mẫu chất). Đá lộ nhiều. Đất có màu đen hoặc xám đen. Tầng đáy hơi vàng, kết cấu tốt, rất nhiều mùn (thành phần chủ yếu là axit humic). Thành phần cơ giới thịt trung bình, ẩm, l­ượng cation Ca++, Mg++ trao đổi rất cao, pH (KCl) > 7.

- Đất feralit màu đỏ, đỏ nâu trên núi đá vôi: diện tích 14.981 ha, chiếm 10,2%, phân bố ở những s­ờn dông ít dốc hoặc chân dông, có lớp phủ thực bì còn tốt. Độ dầy tầng đất th­ường mỏng hoặc trung bình, có kết cấu tốt, hàm lượng mùn khá, pH (KCl) = 5,5 - 6. L­ợng cation Ca++, Mg++ trao đổi khá cao. Tại những nơi lớp thảm rừng bị phá hoại mạnh, thoát n­ước tốt, đất thư­ờng chuyển sang màu đỏ.

- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét: diện tích 11.155 ha, chiếm 7,6%. Phân bố tập trung đông nam và phía bắc VQG. Đất có tầng dầy đến trung bình. Khi lớp thảm bị phá hoại th­ường có hiện tư­ợng bị xói mòn hoặc kết vón. Đất phân tầng rõ, kém tơi xốp. Thành phần cơ giới thịt nặng. Lượng mùn trung bình 2-4%. Lư­ợng cation trao đổi và độ no bazơ thấp.

- Đất feralit vàng đỏ trên đá magma axit: diện tích 10.425 ha, chiếm 7,0%, phân bố trên các s­ườn dốc hiểm trở. Đất tuy tơi xốp hơn loại trên, nhưng thư­ờng mỏng, chua, ít mùn (1-1,5%). Trong tầng đất còn tồn tại nhiều mảnh thạch anh.

- Đất feralit vàng nhạt trên đá cát kết: diện tích 3.700 ha, chiếm 2,5%. Đây là loại đất phát triển rộng rãi ở chân dông. Tầng đất mỏng đến trung bình. Thành phần cơ giới nhẹ. Đất chua, nghèo mùn (0,5-1,5%).

- Đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi: diện tích 5.175 ha, chiếm 3,5%. Đất dốc tụ chân núi đá vôi tích đọng lâu ngày lấp đầy các hang hốc đá vôi do quá trình karst hình thành. Tầng đất trung bình đến dầy, tơi xốp, màu xám đen, tầng B thư­ờng đỏ vàng hay vàng nhạt. Đất khô vì thiếu nư­ớc. Thành phần cơ giới nặng, chủ yếu là sét, mùn khá cao (4-6%). Tầng B có nhiều đá lẫn. Độ pH (KCl) = 5,5 - 6,5. Độ no bazơ cao.

- Đất thung lũng dốc tụ trong thung lũng hay máng trũng: diện tích 5.091 ha, chiếm 3,4%, phân bố rải rác trong khu vực. Tầng đất dày, màu nâu nhạt. Thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có phản ứng hơi chua, pH (KCl) = 5,5 - 6. Đất tơi xốp khá màu mỡ.

- Đất feralit có mùn vàng nhạt trên núi thấp: diện tích 4.078 ha, chiếm 2.8%, phân bố trên đỉnh U Bò, Phu Toc Vu... Tầng đất rất mỏng, nhiều đá nổi đá lẫn, mùn khá (5-6%). Nếu lớp thảm rừng bị phá hoại thì đất sẽ bị xói mòn trơ lại tầng đá gốc hoặc tạo thành loại đất xói mòn trơ sỏi đá. (Phụ lục A2 - Bản đồ sử dụng đất và quy hoạch).