6.2.3. Đa dạng về tài nguyên thực vật

Đă thống kê được trên 800 loài cây tài nguyên (có loài thuộc 2-3 nhóm) thuộc 7 nhóm công dụng:

a. Nhóm cây lấy gỗ: Đă thống kê được 303 loài cây cho gỗ. Hầu hết các loài cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao của Việt nam có thể t́m thấy ở đây. Đáng chú ư nhất là các loài cây gỗ quư hiếm có giá trị đặc biệt như­: mun sọc (Diospyros saletti), huê mộc (Dalbergia sp.) là hai loài cây gỗ rất tốt, bền, chịu được mối mọt, ẩm, có vân hoa rất đẹp, v́ vậy đă trở thành hàng gỗ đặc biệt có giá trị kinh tế rất cao. Các loài gỗ đó đang được buôn lậu với giá trị tính bằng kg. Thời điểm đắt nhất, giá gỗ huê mộc lên tới 30-40 triệu đồng/khối (1997). Như­ vậy hai loài gỗ này có giá thị tr­ường cao nhất trong các nhóm gỗ hiện nay. Chính v́ vậy mà hai loài này đang bị săn lùng ráo riết. Nếu không có biện pháp bảo vệ th́ trong tư­ơng lai chúng sẽ có nguy cơ bị tiêu diệt.

Trong VQG c̣n có các loài gỗ quư có giá trị hàng đầu khác nh­ư pơ mu (Fokienia hodginsii), giáng hư­ơng (Pterocarpus macrocarpus), s­a (Dalbergia tonkinensis), gụ mật (Sindora tonkinensis), kiền kiền (Hopea pierrei), táu đá (Hopea sp.)...

   Các cây gỗ ở đây có kích thước lớn, nhiều cây có đường kính trên 1 m. Nếu được quản lư tốt, các khu rừng ở đây có thể trở thành khu rừng giống để cung cấp hạt cho phong trào trồng cây bản địa đang lên cao như­: lát, cḥ nhai, trầm dó, táu, sến, huỷnh, thích, thông nàng, mun, chắc, huê mộc, cḥ vẩy, huỳnh đường, gội, cọ phèn, giáng h­ương....

b. Nhóm cây dầu nhựa: 86 loài, trong đó nhóm cây cho nhựa cứng là 19 loài, tinh dầu: 46 loài, dầu béo: 21 loài. Đáng chú ư nhất là cây trầm dó, nhưng đă bị khai thác cạn kiệt.

Nhiều cây có thể cung cấp tinh dầu có giá trị thuộc họ Long năo (Lauraceae) nh­ màng tang, re, bời hời, quế lợn; các cây trong họ Ngũ gia b́ (Araliaceae) nh­ư chân chim, lọng; và một số loài trong họ Cam quưt (Rutaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). C̣n các cây thuộc họ Trám (Burseraceae) và họ Dầu có thể cung cấp loại nhựa dầu.

c. Nhóm cây làm thuốc: 186 loài. Trong VQG có sự phân bố tập trung của loài trầm dó (Aquilaria crassna) là cây thuốc có giá trị đặc biệt, nhưng đă bị khai thác cạn kiệt. Cũng có thể t́m thấy một số loài cây thuốc quư có giá trị cao khác như­: hồi núi (Illicum parviflorum), vàng đắng (Coscinium fenestratum), lá khôi (Ardisia sylvestris), ba kích (Morinda officinalis), thổ phục linh (Smilax grabla). C̣n lại hầu hết là các loài cây thuốc phổ thông không có giá trị đặc biệt cao. Cần có các đề tài nghiên cứu để sử dụng bền vững các loài cây thuốc nói trên.

d. Nhóm cây ăn được: 156 loài, trong đó nhóm cho tinh bột và quả gồm 91 loài, nhóm làm rau: 65 loài. Đây là nhóm cây đáng chú ư trong vùng. trám, sấu, sim, chay cóc, xoài, xoay, bứa, dâu da... hàng năm cho một lượng quả khá lớn, là nguồn thức ăn quan trọng của nhóm khỉ hầu trong vùng. Các loài có khả năng làm rau như­: bầu, bí, me, lá lót, rau tàu bay, rau sắng cũng t­ương đối phổ biến trong vùng.

e. Nhóm cây dùng đan lát và cho sợi: 42 loài. Đáng chú ư nhất là các loài thuộc phân họ Tre nứa (Bambusoideae) có khả năng cung cấp nguyên liệu hàng thủ công, mỹ nghệ. Một số loài thuộc nhóm Song mây (Calamus) là nguồn tài nguyên quan trọng dùng để đan lát, đặc biệt có hai loài song có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao là song mật (Calamus platyacanthus), song bột (Calamus poilanei). Ngoài ra c̣n có một số cây cũng thuộc họ Cau dừa (Arecaceae) cung cấp nguyên liệu cho nghề làm nón và lợp nhà như­: lá nón (Livistona chinensis), móc (Caryota urens)... Các loài cây thuộc họ Đay (Tiliaceae), họ Trôm (Sterculiaceae) cũng có thể cho sợi tốt.

f. Nhóm cây làm cảnh và cây bóng mát: 93 loài. Đa số các loài thuộc họ Phong lan (Orchidaceae) ở đây có thể dùng làm cây cảnh. Họ Mua (Melastomataceae), họ Thu hải đường (Bergoniaceae), họ Bóng n­ước (Impatien) cũng có một số loài có hoa đẹp có thể thuần hoá làm cây cảnh. Nhiều cây gỗ có dáng đẹp, có thể dùng làm cây cảnh, cây trồng lấy bóng mát ven đường phố hoặc trong công viên như­: kim giao (Podocarpus pleuruy), thông tre (Podocarpus neriifolius), giáng h­ương (Pterocarpus macrocarpus), gùa (Ficus callosa), cḥ nhai (Annogeissus tonkinensis), các loài cây trong họ Thích (Aceraceae), họ Na (Annonaceae)...

g. Nhóm cây cho thuốc nhuộm: 54 loài, trong đó có một số loài cho thuốc nhuộm quư hiếm như­ vàng đắng (Coscinium fenestratum), ba kích (Morinda officinalis), thổ phục linh (Smilax grabla), bách bộ (Stemona tuberosa), sa nhân (Amomum xanthioides)....