6.1.9. Rừng hành lang bị ngập định kỳ

Phân bố theo ven Rào Th­ơng. Diện tích 180 ha, chiếm 0,1% diện tích VQG. Kiểu rừng này h́nh thành thực chất là do vào mùa mư­a, nước lũ lớn trong sông suối không kịp tiêu vào các hang động nên đă ngập một dải diện tích hẹp hai bên bờ suối. Đặc trưng nổi bật của kiểu rừng này là được cấu tạo bởi nhóm loài cây ­ưa ẩm có khả năng chịu ngập không thường xuyên. Độ rộng của các dải quần hệ này thường biến động cỡ từ vài mét tới hàng chục mét. Thành phần tiêu biểu bao gồm các loài: bún (Crataeva nurvala), côm Hải Nam (Elaeocarpus hainanensis), trâm lá tre (Syzygium sterophyllum), rù ŕ (Homonia riparia), sổ đỏ (Dillenia aurea), bời lời (Litsea sp.), đũa xanh (Phyllanthus quangtriensis), gáo (Anthocephalus indica), phay (Duabanga sonneratioides), sung (Ficus glomerata), gùa (Ficus callosa), và nước (Salix cavalierii), nanh chuột (Cryptocarya sp.), cḥ nước (Platanus kerrii).

Các loài cây này thường có bộ rễ bám rất chắc trên nền đất bồi tụ, chịu được nước ngập, nước đẩy và có khả năng phát tán nhờ nước. Một số cá thể có thân cao, thẳng, tán lá xoè rộng h́nh dù, thậm chí đạt tới kích th­ước rất lớn (đường kính trên 100 cm).