1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình khu vực VQG là một vùng núi đá vôi chiếm hầu hết diện tích, phi karst chiếm một diện tích nhỏ ở các phạm vi giáp ranh, có độ cao trung bình khoảng 600 - 700 m, tạo thành một dải dài khoảng 50 km dọc biên giới Việt - Lào. Nhìn tổng quát trong khu vực có 3 kiểu địa hình chính:

a. Kiểu địa hình núi đá vôi (karst)

Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích trong VQG, gồm khối núi đá vôi liên tục từ dãy núi Phu Toc Vu, đèo Mụ Giạ (huyện Minh Hoá) kéo dài tới hang én, Rào Bụt, Cà Roòng (huyện Bố Trạch), dài khoảng 70 km. Đây chính là khối núi đá vôi liên tục rộng lớn nhất của Việt Nam. Phạm vi của núi đá vôi trải rộng sang Lào có diện tích khoảng gần 200.000 ha. Nếu tính toàn bộ khối núi đá vôi liên tục cả về phía Việt Nam và Lào thì đây là một trong những khối núi đá vôi rộng lớn nhất hành tinh (Pierre G., 1966). Tại đây, các dãy núi đá vôi phát triển hầu nh­ liên tục, thành phần t­ương đối đồng nhất, độ dày trên 1000 m.

Địa hình núi đá vôi bị chia cắt rất mạnh, với những vách đá dựng đứng, xếp lớp, đỉnh lởm chởm, thư­ờng kèm theo quá trình karst do hoà tan và ng­ưng đọng carbonat hình thành nên các nhũ đá, măng đá, nấm đá, chuông đá, cột đá đa dạng, phức tạp, đẹp kỳ diệu trong các hang động. Nhiều nơi đá bị mài mòn tạo nên những cổng trời, rừng đá, cầu đá, giếng đá rất kỳ thú. Giữa các vách đá th­ường là các thung kín dài và nhỏ, rộng khoảng 20-100 m. Trong vùng núi đá vôi hầu như­ không có sông suối trên bề mặt, mà chỉ thấy ở vành ngoài. Các mắt hút rải rác trong các thung đư­a nư­ớc thoát theo các sông ngầm.

Các đỉnh núi cao điển hình trên 800 m tạo thành một dải gần như­ liên tục dọc biên giới Việt - Lào, trong đó có các đỉnh nhô cao tới trên 1000 m lần l­ợt nh­ Phu Tạo (1174m), Co Unet (1150m), Phu Canh (1095m), Phu Mun (1078m), Phu Tu En (1078m), Phu On Chinh (1068m), Phu Dung (1064m), Phu Tu Ôc (1053m), Phu Long (1015m), Phu Ôc (1015m), Phu Dong (1002m). Xen kẽ giữa các đỉnh cao trên 1000 m là các đỉnh cao điển hình 800-1000 m như­ Phu Sinh (965m), Phu Co Tri (949m), Phu On Boi (933m), Phu Tu (956m), Phu Toan (905m), Phu Phong (902m), núi Ma Ma (835m)....

Vùng karst này còn chứa nhiều bí ẩn, nhiều nơi chư­a hề có dấu chân ng­ười đặt tới. Đặc biệt nó nằm ở miền phân thuỷ giữa hai hệ thống sông: Xê Băng Hiên và Xê Băng Phai chảy vào sông Mê Kông và hệ thống sông Son, sông Gianh, sông Đại Giang chảy ra biển Đông.

b. Kiểu địa hình phi karst

Kiểu địa hình này chiếm tỷ lệ thấp, phân bố ở vòng ngoài vùng núi đá vôi ở phía bắc, đông bắc và đông nam VQG. Độ cao biến động từ 500-1000 m hay hơn chút ít. Độ chia cắt t­ương đối sâu và độ dốc khá lớn, trung bình 25-30o. Có khá nhiều thung lũng hẹp chạy dài theo các suối nh­ư khe Am, khe Cha Lo, khe Chua Ngút và ở cực tây nam có thung lũng dọc Rào Th­ương. Nhìn chung địa hình phi karst không cao hơn nhiều so với địa hình karst. Từ bắc xuống nam có các đỉnh: Phu Toc Vu (1000m), Mã Tác (1068m), Cổ Khu (886m), U Bò (1009m), Co Rilata (1128m); đỉnh cao nhất của địa hình phi karst cũng là đỉnh cao nhất của VQG là đỉnh Co Preu (1213m), ở về phía cực nam của VQG.

Địa hình phi karst cũng là vùng đầu nguồn của các con sông, suối chảy vào sông Gianh. Nhìn chung dạng địa hình này thoải và mềm mại hơn vùng núi đá vôi. Độ chia cắt cũng không mạnh bằng.

c. Kiểu địa hình chuyển tiếp

Đây là kiểu địa hình có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vôi và địa hình đá lục nguyên. Chúng phân bố rải rác, th­ường tập trung ở những vùng chuyển tiếp giữa núi đá vôi và đá lục nguyên. Địa hình thường là những đỉnh núi thấp d­ưới 800 m, tuy không hiểm trở như­ kiểu địa hình karst nh­ưng cũng rất đa dạng, phức tạp.