6.1.4. Rừng kín thường xanh nhiệt đới núi thấp trên núi đá vôi độ cao trên 800 m

Có diện tích 12.600 ha, chiếm 8,5% diện tích tự nhiên VQG, phân bố ở độ cao trên 800 m thành một dải gần như­ liên tục giáp với biên giới Việt-Lào. Đây là một phụ kiểu rừng núi đá vôi độc đáo ở nước ta, bởi v́ ở Việt Nam, hầu hết các vùng núi đá vôi có độ cao dưới 800 m so với mặt nước biển.

Địa h́nh ở đây chủ yếu là các đỉnh núi đá vôi nhọn nhô cao, phía dưới là các thung nhỏ, các hốc đá có đất bồi tụ. Các loài thực vật phát triển trong các thung nhỏ và các hốc đá này. Ngoài ra thực vật c̣n có thể bám trên các vách đá dựng đứng, các đỉnh núi đá tai mèo, cắm rễ sâu vào các kẽ đá góp phần đẩy mạnh quá tŕnh phong hoá đất trên các đỉnh núi cao. Do tầng đất rất mỏng và kiệt nước làm cho các loài thực vật không phát triển mạnh được cả về đường kính và chiều cao.

Thành phần thực vật ở đây là các loài đặc trưng cho vùng núi cao trên 800 m, chủ yếu là các loài cây lá rộng nh­ư: re lá bời lời (Cinnamomum litsaefolium), bời lời xanh (Litsea viridis), rè (Machilus platicarpa), sụ (Phoebe lanceolata), sồi lá bạc (Quercus glauca), sồi Quảng Trị (Quercus quangtriensis), dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia), sâng (Pometia pinnata), nghiến (Burretiodendron hsienmu), trâm (Syzigium sp.), dâu da (Baccaurea sapinda), cô ṭng (Croton yunnanensis), máu chó (Knema conferta) các loài trong chi Đa si (Ficus spp.). Các loài cây Hạt trần chỉ thấy xuất hiện thông nàng (Podocarpus imbricatus), thông lá tre (Podocarpus neriifolius) với số lượng cá thể không nhiều. Các họ sau đây có số loài chiếm ­ưu thế, trư­ớc hết là họ Long năo (Lauraceae), sau đó là họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae). Tầng lâm hạ thường là các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), họ Ngũ gia b́ (Araliaceae), họ Ráy (Araceae) và họ Quyển bá (Selaginellaceae).