ĐẶC ĐIỂM SẠT LỞ BỜ SÔNG CẦU Ở TỈNH BẮC CẠN

ĐỖ MINH ĐỨC

Khoa Địa chất, Trường ĐH Khoa học Tự  nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tóm tắt: Bờ sông Cầu ở khoảng tỉnh Bắc Cạn bị sạt lở rất mạnh, nhất là vào mùa mưa. Các đoạn sạt lở thường là các đoạn sông cong. Vùng nghiên cứu có 170 đoạn sông cong, trong đó 59 đoạn bờ cấu tạo bởi trầm tích sông và sườn-tàn tích có mức độ sạt lở mạnh. Mô hình ước tính mức độ sạt lở của Hickins và Nanson [1] cho phép xác định tốc độ sạt lở bờ sông từ 1 đến hơn 16 m/năm. Sạt lở mạnh mẽ nhất xảy ra ở Khau Chủ, Sáu Hai và Khuổi Hoa. Để hạn chế tác hại của sạt lở, cần nâng cao hiệu quả công tác dự báo lũ, cảnh báo các vùng có mức độ sạt lở nghiêm trọng, sử dụng kè áp mái, gia cố bờ sông.

I. MỞ ĐẦU

Bắc Cạn là một tỉnh miền núi thuộc Đông Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 4.795,54 km2, chủ yếu thuộc rìa phía đông đới cấu trúc Lô-Gâm, có ranh giới với đới Sông Hiến ở đứt gẫy phân đới Quốc lộ 3. Khí hậu vùng Bắc Cạn có mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tháng 4 và tháng 10 là các tháng chuyển tiếp giữa các mùa. Nhiệt độ trung bình 220C. Lượng mưa trung bình khoảng 1.500 mm, tập trung chủ yếu vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 [3]. Sông Cầu ở tỉnh Bắc Cạn (Hình 1) dài 103 km, diện tích lưu vực khoảng 510 km2, chảy qua nhiều dạng địa hình tương phản về độ cao, có độ dốc lớn. Dọc hai bên bờ sông Cầu nói riêng, và lưu vực sông nói chung, hiện tượng sạt lở xảy ra rất mạnh mẽ. Sạt lở tại đây tác động rõ rệt đến quỹ đất nông nghiệp, các khu kinh tế trọng điểm, đe doạ trực tiếp sự ổn định các công trình giao thông và thuỷ lợi, tác động tiêu cực tới sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trong vùng. Sạt lở còn gây bồi lắng cục bộ ở một số đoạn sông, gây nên ách tắc dòng chảy, làm cho nước lũ dâng cao nhanh hơn, sức tàn phá mạnh hơn.

Từ thực tế trên, việc nghiên cứu sạt lở bờ sông Cầu ở tỉnh Bắc Cạn sẽ cho phép làm sáng tỏ các đặc điểm sạt lở và mức độ ảnh hưởng của chúng đến các hoạt động kinh tế - xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp phòng chống giảm thiểu các thiệt hại.

II. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TƯỢNG SẠT LỞ BỜ SÔNG CẦU

1. Đặc điểm đất đá cấu tạo bờ

Để xác định mức độ ổn định của bờ sông, các mẫu đất đã được lấy trong quá trình khảo sát thực địa và sau đó xác định tính chất cơ lý trong phòng thí nghiệm. Công tác lấy mẫu và xác định các tính chất cơ lý của đất đá thực hiện theo TCVN-1995. Tại các đoạn bị sạt lở mạnh, bờ sông chủ yếu được cấu tạo bởi các trầm tích sông gồm cát, cát pha và sét pha. Đây là các loại đất có kết cấu rất bở rời, độ bền nhỏ, sức chịu tải quy ước (Ro) trung bình = 1,0 kg/cm2, rất dễ bị sạt lở. Trong một số ít trường hợp, bờ sạt lở được cấu thành từ đất sườn-tàn tích là sét pha lẫn nhiều dăm sạn trạng thái cứng. Đây là loại đất ít ẩm, có độ rỗng trung bình đến tương đối cao (0,654 - 1,024, trung bình 0,860). Độ bền từ trung bình đến rất cao: Ro = 1,5-3,1 kg/cm2, Đất có tính nén lún trung bình. Hệ số nén lún biến đổi trong khoảng hẹp, từ 0,015 đến 0,031 cm2/kg.

Hình 1. Sơ đồ vị trí sông Cầu ở tỉnh Bắc Cạn

Bảng 1. Chỉ tiêu cơ lý của đất ở lưu vực sông Cầu tỉnh Bắc Cạn

                                   Loại đất

    Chỉ tiêu

Sét pha sườn-tàn tích

Cát pha, sét pha aluvi

Số mẫu thí nghiệm

37

14

Độ ẩm (%)

24,2 (14,1-30,9)

28,2 (18,3-41,2)

Khối lượng thể tích (g/cm3)

1,81 (1,698-1,89)

1,75 (1,66-1,87)

Khối lượng thể tích khô (g/cm3)

1,46 (1,34-1,64)

1,38 (1,18-1,49)

Khối lượng riêng (g/cm3)

2,71 (2,66-2,74)

2,68 (2,65-2,70)

Hệ số rỗng

0,860 (0,654-1,024)

0,967 (0,811-1,254)

Độ lỗ rỗng (%)

46,1 (39,5-50,6)

49,0 (44,8-55,6)

Độ bão hoà

76,0 (56,4-91,5)

77,8 (55,9-88,1)

Giới hạn chảy (%)

42,9 (33,0-52,6)

36,5 (26,8-44,3)

Giới hạn dẻo (%)

29,2 (22,3-35,1)

25,5 (20,6-28,1)

Chỉ số dẻo

13,7 (9,5-17,5)

11,0 (5,8-16,2)

Độ sệt

-0,35 (-1,01-0,17)

0,20 (-0,38-1,24)

Hệ số nén lún (cm2/kg)

0,024 (0,015-0,031)

0,043 (0,021-0,075)

Góc ma sát trong

18012’ (8012’-23012’)

10030’ (6036’-20000’)

Lực dính kết (kg/cm2)

0,296 (0,150-0,505)

0,151 (0,080-0,295)

Sức chịu tải quy ước (kg/cm2)

2,2 (1,5-3,1)

1,0 (0,7-1,8)

Rất nhiều đoạn sông cong uốn khúc bờ sông được cấu tạo bởi các đá gốc của hệ tầng Phú Ngữ (O3-S1 pn). Hệ tầng này phân bố chủ yếu ở bên trái đứt gãy phân đới dọc Quốc lộ 3 kéo dài từ Chợ Mới qua thị xã Bắc Cạn đến Chợ Đồn [2]. Phân hệ tầng dưới (O3-S1 pn1) gồm có: cát kết đa khoáng, đá phiến sericit, cát kết thạch anh dạng quarzit xen những lớp mỏng đá phiến sericit, đá phiến sét, đá phiến sét lẫn bột, đá phiến sét, bột kết, đá phiến sét giàu vảy sericit, xen các lớp đá phiến sét chứa vật chất hữu cơ màu đen. Phân hệ tầng trên (O3-S1 pn2) gồm: cát kết dạng quarzit xen các lớp mỏng đá phiến sericit, cát kết thạch anh, đá phiến sericit-chlorit, đá phiến silic, cát kết thạch anh - felspat hạt vừa và phân lớp không đều. Ngoài ra, một số đoạn sông ngắn chảy qua các đá gốc của phức hệ Phia Bioc (gaT3n pb) và hệ tầng Mia Lé (D1 ml). Đây đều là các đá gốc cứng chắc nên bờ sông ổn định, không bị sạt lở.

2. Đặc điểm sạt lở các đoạn sông cong

Sông Cầu có rất nhiều đoạn bờ bị sạt lở mạnh mẽ như bờ phải đoạn cầu Khuổi Cườm (Hình 2), cầu Sáu Hai, xã Cao Kỳ, bờ trái ở Khau Chủ, Cảm Lẹng, cuối xã Cao Kỳ, thôn Nà Bén, ... Bờ ở các đoạn này cấu tạo từ aluvi, thường bị sạt lở cực mạnh (Hình 2). Do dòng chảy rất mạnh, nhiều đoạn bờ cấu tạo bởi đất phong hóa bền vững hơn, nhưng vẫn bị sạt lở nghiêm trọng, phá hủy vách âm của đường giao thông (Hình 3). Quan sát thực tế cho thấy, mực nước sông Cầu trong lũ có thể dâng cao hơn 6-8 m; dòng chảy đạt tốc độ lớn, có khả năng cuốn trôi cả những tảng đá góc cạnh kích thước 20-30 cm làm kè bờ. Bờ sạt lở mạnh thường được cấu tạo bởi các aluvi của sông Cầu, như cát mịn, cát pha, sét pha bở rời, rất dễ bị sạt lở. Bờ sạt lở có dạng vách gần như dốc đứng, phần lớn cao 2-3 m, cá biệt có nơi cao tới 5-6 m, như ở Chợ Mới, Cao Kỳ. Sạt lở bờ sông chủ yếu do sự đổi dòng của sông, tạo ra các khúc cong uốn khúc. Trong tổng số 170 đoạn bờ cong đã tiến hành nghiên cứu, sông Cầu có 102 đoạn lộ đá gốc, mức độ sạt lở không đáng kể, chỉ còn lại 59 đoạn có mức độ sạt lở mạnh thuộc sông Cầu, 9 đoạn còn lại thuộc sông Chu - một nhánh sông đổ vào sông Cầu. Các đoạn bờ sạt lở mạnh chủ yếu cấu tạo bởi các trầm tích sông, chỉ có 2 đoạn sông cấu tạo bởi đất tàn tích. Rất nhiều đoạn sạt lở làm mất quỹ đất nông nghiệp, như ở Chợ Mới, Cao Kỳ, Sáu Hai, Khau Chủ, ... Sạt lở cũng đe dọa ổn định của cầu qua sông Cầu, đặc biệt là các cầu Sáu Hai và Khau Chủ.

Hình 2. Sạt lở bờ sông Cầu tại Khuổi Cườm.

Hình 3. Sạt lở bờ sông nhánh tại Bạch Thông

                                 (Ảnh: Lê Thanh Mẽ)

Bảng 2. Các đoạn sông cong bờ cấu tạo bởi đất aluvi và eluvi bị sạt lở

Số hiệu mặt cắt

Toạ độ điểm đầu

Toạ độ điểm cuối

Địa điểm đoạn bờ sạt lở

Đất cấu tạo bờ

Kinh độ Đ

Vĩ độ B

Kinh độ Đ

Vĩ độ B

1

21052'17"

105047'28''

21052'07''

105047'33''

Nà Him

Aluvi

2

21052'37"

105047'13''

21052'06''

105047'14''

Nà Him

Aluvi

3

21052'53''

105047'05''

21052'48''

105047'14''

Pác San

Aluvi

4

21052'53"

105049'50''

21052'51''

105069'50''

Chợ Mới 1

Aluvi

5

21052'59"

105049'57''

21053'54''

105069'51''

Chợ Mới 2

Aluvi

6

21053'19"

105047'10''

21053'13''

105047'03''

Nậm Bó 1

Aluvi

7

21053'28"

105047'10''

21053'19''

105047'10''

Nậm Bó 2

Aluvi

8

21053'36''

105047'03''

21053'27''

105047'03''

Nà Khon 1

Aluvi

9

21053'33"

105047'26''

21053'33''

105047'17''

Nà Khon 2

Aluvi

10

21053'48"

105047'41''

21053'38''

105047'41''

Nà Noọc

Aluvi

11

21054'03"

105047'24''

21053'58''

105047'22''

Nà Khon 3

Aluvi

12

21054'48"

105047'42''

21054'38''

105047'37''

Nà Bia 1

Aluvi

13

21054'58"

105047'43''

21054'48''

105047'42''

Nà Bia 2

Aluvi

14

21055'43"

105047'34''

21055'37''

105047'28''

Khuổi Lót

Aluvi

15

21055'49"

105047'41''

21055'43''

105047'34''

Cốc Po

Aluvi

16

21056'10"

105047'42''

21055'58''

105047'43''

Nà Nậm

Aluvi

17

21056'42"

105047'55''

21056'36''

105047'49''

Bản Áng

Aluvi

18

21056'41"

105048'14''

21056'40''

105048'01''

Khuổi Tao

Aluvi

19

21056'44''

105048'23''

21056'41''

10504814''

Khuổi Tai

Aluvi

20

21056'56"

105048'17''

21056'44''

105048'23''

Nà Giáo

Aluvi

21

21057'44"

105048'10''

21057'32''

105048'19''

Nà O 1

Aluvi

22

21057'51"

105048'15''

21057'44''

105048'10''

Nà O 2

Aluvi

23

21058'02"

105048'32''

21057'54''

105048'23''

Nà Đeo

Aluvi

24

21058'28"

105048'37''

21058'19''

105048'43''

Nà Ngai

Aluvi

25

21059'04"

105048'57''

21058'50''

105048'58''

Sáu Hai 1

Aluvi

26

21059'07"

105049'03''

21059'13''

105048'57''

Sáu Hai 2

Aluvi

27

21059'27"

105049'11''

21059'15''

105049'10''

Sáu Hai 3

Aluvi

28

21059'33"

105049'07''

21059'26''

105049'10''

Leo Dài

Aluvi

29

21059'54"

105049'28''

21059'52''

105049'23''

Nà Cù

Aluvi

30

22000'00"

105049'40''

21059'54''

105049'28''

Nà Bén 1

Aluvi

31

22000'16"

105049'47''

22000'18''

105049'40''

Nà Bén 2

Eluvi

32

22000'18"

105049'50''

22000'27

105049'48''

Nà Bén 3

Eluvi

33

22000'45"

105049'32''

22000'42''

105049'38''

Tổng Tàng 1

Aluvi

34

22000'52"

105049'29''

22000'46''

105049'31''

Tổng Tàng 2

Aluvi

35

22001'04"

105049'37

22001'57''

105049'36''

Tổng Tàng 3

Aluvi

36

22001'47"

105049'39''

22001'42''

105049'32''

Na Ca 1

Aluvi

37

22002'08"

105049'50''

22002'01''

105049'42''

Na Ca 1

Aluvi

38

22002'09"

105050'10''

22002'08''

105050'01''

Hun Phai

Aluvi

39

22002'08"

105050'23''

22002'09''

105050'10''

Chuộc Toòng

Aluvi

40

22002'10''

105050'41''

22002'09''

105050'34''

Công Tum 1

Aluvi

41

22002'15''

105050'50''

22002'10''

105050'41''

Công Tum 2

Aluvi

42

22002'32"

105050'51''

22002'23''

105050'48''

Công Tum 3

Aluvi

43

22002'44"

105051'08''

22002'42''

105051'01''

Bản Giác

Aluvi

44

22002'56"

105052'11''

22002'54''

105052'03''

Khuổi Giác

Aluvi

45

22008'55"

105054'19''

22008'34''

105054'03''

Nà Mèng

Aluvi

46

22009'12''

105051'08''

22009'18''

105051'20''

Bản Ven

Aluvi

47

22009'12''

105050'56''

22009'11''

105051'09''

TX Bắc Cạn 1

Aluvi

48

22009'18''

105050'35''

22009'11''

105050'55''

TX Bắc Cạn 2

Aluvi

49

22009'09''

105050'22''

22009'10''

105050'30''

TX Bắc Cạn 3

Aluvi

50

22009'17''

105050'06''

22009'16''

105050'17''

TX Bắc Cạn 4

Aluvi

51

22009'14''

105049'58''

22009'16''

105050'05''

TX Bắc Cạn 5

Aluvi

52

22009'14''

105049'47''

22009'13''

105049'57''

TX Bắc Cạn 6

Aluvi

53

22009'11''

105049'19''

22009'10''

105049'31''

TX Bắc Cạn 7

Aluvi

54

22009'25''

105049'05''

22009'16''

105049'12''

TX Bắc Cạn 8

Aluvi

55

22007'38"

105046'20"

22007'38"

105046'23"

Nà Leng

Aluvi

56

22007'33"

105045'48"

22007'30"

105045'50"

Nà Kha

Aluvi

57

22008'35''

105039'51''

22008'35''

105039'50''

Khau Chủ 1

Aluvi

58

22008'31''

105039'47''

22008'31''

105039'53''

Khau Chủ 2

Aluvi

59

22008'28''

105039'46''

22008'28''

105039'49''

Khau Chủ 3

Aluvi

III. DỰ BÁO SẠT LỞ BỜ SÔNG CẦU Ở TỈNH BẮC CẠN

1. Phương pháp dự báo

Việc dự báo diễn biến sạt lở bờ sông Cầu tỉnh Bắc Cạn được tiến hành theo phương pháp của Hickins và Nanson [1]. Công thức được xây dựng trên cơ sở của phương trình cân bằng năng lượng. Nội dung được thể hiện bằng các công thức:

 trường hợp R/B < 1 hoặc R/B > 2,5

trường hợp 1 < R/B < 2,5,                     

trong đó: M(R/B) – tốc độ sạt lở bờ trong một năm, tính bằng m/năm; R – bán kính cong của đoạn sông bị sạt lở (m); B – chiều rộng trắc diện ngang của đoạn sông sạt lở ứng với lưu lượng tạo lòng (m); r – trọng lượng riêng của nước (kg/m3); g – gia tốc trọng trường, bằng 9,82 m/s2; I – độ dốc mặt nước theo chiều dọc; Q – lưu lượng dòng chảy tương ứng với lưu lượng tạo lòng (m3/s); h – độ sâu trung bình tương ứng của mặt cắt (m); GB – thông số phản ánh mức độ kiên cố của bờ sông (phụ thuộc vào đường kính của hạt tạo bờ). Từ đường kính trung bình (d50) và các tính chất cơ lý của đất cấu tạo bờ xác định được giá trị của GB theo bảng đã lập sẵn của Hickins và Nanson [1], phục vụ việc tính toán dự báo sạt lở.

Các thông số đưa vào tính toán dự báo tốc độ sạt lở được xác định như sau: các thông số về đặc điểm thuỷ văn và địa hình của các đoạn sông cong được xác định từ các mặt cắt ngang và mặt cắt dọc của công tác đo thuỷ văn sông Cầu. Độ dốc mặt nước theo chiều dọc (I) được xác định từ các mặt cắt dọc. Lưu lượng tạo lòng, bề rộng sông và độ sâu tương ứng của sông được xác định từ các mặt cắt ngang ứng với mực nước trung bình năm của sông Cầu ở tỉnh Bắc Cạn. Các thông số địa hình và thuỷ văn tại 21 mặt cắt ngang đã tiến hành đo thực tế tại các vùng trọng điểm. Giá trị bán kính cong của đoạn sạt lở được xác định bằng cách đo trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000, 1:10.000, 1:5.000 và 1:2.000 và kiểm chứng bằng đo trực tiếp ngoài thực địa.

2. Kết quả dự báo sạt lở

Các kết quả tính toán (Bảng 3) cho thấy, vùng bị sạt lở mạnh nhất là đoạn dưới cầu Khau Chủ, xã Đông Viên. Hai đoạn bờ xói ở đây tốc độ sạt lở ở đây đạt tới 13,1 và 16,2 m/năm. Ở các vùng khác, tốc độ sạt lở nhỏ hơn, từ 1 đến khoảng hơn 10 m. Các đoạn bờ cấu tạo bởi trầm tích sông vùng thị xã Bắc Cạn dễ bị sạt lở, với tốc độ sạt lở từ 2,6 đến 7,0 m/năm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quỹ đất và các công trình ở ven sông. Tuy nhiên, từ trước đó thị xã đã đưa ra các giải pháp công trình hợp lý là xây dựng hệ thống kè kiên cố ở những đoạn bờ này. Các đoạn còn lại là bờ trái ở phường Minh Khai, thị xã Bắc Cạn, và đoạn bờ phải (đoạn đối diện với sân bay đang xây dựng) được cấu tạo bởi các sản phẩm phong hoá bền vững hơn, tốc độ sạt lở từ 1,1 đến 1,8 m/năm, gây phá huỷ đường và nhà dân ở bên sông, do vậy, các hộ dân tại đây đã phải di chuyển để đảm bảo an toàn. Vùng cầu Sáu Hai do bờ hoàn toàn cấu tạo bởi các trầm tích sông dễ bị sạt lở, nên tốc độ sạt lở hàng năm cũng rất cao, từ 2,9 đến 6,6 m. Ở vùng cầu Khuổi Lót và Khuổi Cườm, do sông uốn cong mạnh, lưu lượng dòng chảy lớn, tốc độ sạt lở đạt 6,4 m/năm. Tại đây một đoạn kè bờ kiên cố đã được xây dựng dẫn đến sạt lở ngang chuyển sang xói mòn theo phương thẳng đứng, phá huỷ chân kè. Vùng vực cầu Khuổi Hoa bờ phải sông Cầu bị sạt lở với tốc độ rất lớn, khoảng 9,0 m/năm, phá huỷ nghiêm trọng đường giao thông. Vùng này hiện đang được san lấp làm khu dân cư mới, và nếu dòng sông được đào cho chảy thẳng, khúc sông cong sẽ không còn và hiện tượng sạt lở bờ sẽ cơ bản được giải quyết. Vùng đền Bà Thắm, theo tính toán, tốc độ sạt lở đạt 10,2 m/năm. Tuy nhiên, với tốc độ sạt lở mạnh như vậy, toàn bộ vùng phân bố trầm tích sông và cả lớp đất phong hoá đã bị sạt lở, rửa trôi đi hoàn toàn, lộ ra đá gốc, nên hiện nay tại đây tốc độ sạt lở không còn đáng kể nữa.


IV. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ

1. Các giải pháp phi công trình

1. Bảo vệ và tăng cường hơn nữa độ che phủ của rừng đầu nguồn, góp phần giảm bớt lượng nước dồn về hạ lưu, giảm lũ quét, lũ ống;

2. Nâng cao hiệu quả của công tác dự báo lũ, cảnh báo các vùng có khả năng sạt lở nghiêm trọng, để di rời nhà dân, các hệ thống điện trung, hạ thế ra khỏi vùng nguy hiểm trước mùa mưa lũ;

3. Quy hoạch hợp lý việc khai thác cát xây dựng trên sông Cầu, nghiêm cấm việc khai thác ở bờ sông đang bị sạt lở;

4. Không khai thác, chặt phá các hàng cây, bụi tre, nứa ở ven sông Cầu, tăng cường trồng thêm các khóm tre, nứa ở ven sông để giảm tốc độ sạt lở bờ sông. Quá trình trồng cây phải có quy hoạch, chỉ trồng ở các vùng đang có nguy cơ sạt lở, tránh trường hợp cây được trồng nhiều ở phần bờ không sạt lở sẽ cản trở dòng chảy, gây tác dụng ngược lại, làm sạt lở mạnh hơn ở các đoạn bờ khác.

2. Các giải pháp công trình

Công tác khảo sát thực tế cho thấy từ nhiều năm qua rất nhiều đoạn bờ sông Cầu bị sạt lở mạnh phá huỷ vách âm của đường và buộc phải áp dụng các biện pháp công trình để hạn chế tác hại của sạt lở. Các vùng điển hình là tuyến đường từ thị xã Bắc Cạn đi Chợ Đồn, đoạn sông Cầu đi qua thị xã Bắc Cạn, vùng cầu Khuổi Cườm, vùng đền Bà Thắm. Các giải pháp công trình nên áp dụng là:

1. Giải pháp công trình thích hợp nhất là kè áp mái. Khi xây dựng kè áp mái hộ bờ đặc biệt cần lưu ý bảo vệ chân kè. Đối với những đoạn sạt lở có tốc độ dòng chảy cao, phần mái kè xây bằng đá xây, đá chít mạch hoặc bằng rọ đá thay cho đá xây khan để tăng cường khả năng chống sạt lở. Để tránh sạt lở kè nên sử dụng các hàng ống bi hay các tảng đá kích thước lớn có thể tới hàng mét để gia cố, đảm bảo ổn định lâu dài chân kè và giảm chi phí tu sửa thường xuyên;


Bảng 3. Kết quả dự báo tốc độ sạt lở bờ sông Cầu ở một số mặt cắt trọng điểm

TT

Mặt cắt

Địa điểm

Bờ sạt lở

S (m2)

h (m)

B (m)

R (m)

Q (m3/s)

I

GB

W

M

M(R/B) (m/năm)

1

MC4

Đền Bà Thắm (Chợ Mới 1)

Phải

88,04

1,72

51,08

168

60,50

0,0023

60

1377,59

13,32

10,2

2

MC7

Cầu Khuổi Hoa (Nậm Bó 2)

Phải

98,99

1,85

53,42

150

41,10

0,0023

50

935,85

10,10

9,0

3

MC8

Cầu Khuổi Hoa (Nà Khon 1)

Trái

98,99

1,85

53,42

300

41,10

0,0023

50

935,85

10,10

4,5

4

MC13

Nà Bia 2

Phải

101,92

1,75

58,25

425

41,10

0,0023

50

935,85

10,70

3,7

5

MC14

Cầu Khuổi Lót

Phải

93,38

1,89

49,30

200

41,10

0,0024

50

980,24

10,35

6,4

6

MC15

UB xã Thanh Bình (Cốc Po)

Trái

56,88

1,88

30,30

200

67,10

0,0024

50

1600,34

17,05

6,5

7

MC16

Nà Nậm

Phải

56,88

1,88

30,30

900

67,10

0,0024

50

1600,34

17,05

1,4

8

MC17

Bản Áng

Phải

155,52

2,43

63,90

200

39,60

0,0024

70

944,46

5,54

4,4

9

MC22

Nà O 2

Phải

113,38

2,14

53,00

200

39,60

0,0024

70

944,46

6,31

4,2

10

MC24

Cầu Khuổi Riềng (Nà Ngai)

Phải

136,51

1,47

93,05

300

39,60

0,0024

70

944,46

9,20

7,1

11

MC28

Sát cầu Sáu Hai (Leo Dài)

Phải

106,62

1,99

53,50

175

39,60

0,0024

55

944,46

8,62

6,6

12

MC29

Trước cầu Sáu Hai (Nà Cù)

Phải

104,08

1,46

71,47

625

34,50

0,0024

55

822,83

10,27

2,9

13

MC39

Chộc Toòng

Trái

78,12

1,62

48,20

625

37,50

0,0024

55

894,38

10,03

1,9

14

MC47

TX Bắc Cạn 1

Trái

103,25

1,10

61,50

250

33,10

0,0023

70

738,71

9,59

5,9

15

MC48

TX Bắc Cạn 2

Phải

103,25

1,10

61,50

375

33,10

0,0023

150

738,71

4,48

1,8

16

MC49

TX Bắc Cạn 3

Phải

171,24

1,41

72,90

175

33,10

0,0023

70

738,71

7,48

7,0

17

MC50

TX Bắc Cạn 4

Trái

320,76

3,38

95,00

200

34,50

0,0023

150

769,96

1,52

1,1

18

MC51

TX Bắc Cạn 5

Phải

320,76

3,38

95,00

300

34,50

0,0023

70

769,96

3,26

2,6

19

MC57

Khau Chủ 1

Phải

51,70

0,98

50,00

125

33,10

0,0024

50

788,58

16,18

16,2

20

MC58

Khau Chủ 2

Phải

150,60

1,14

132,10

320

33,10

0,0024

50

788,58

13,83

13,1

21

MC59

Khau Chủ 3

Trái

23,24

0,63

37,00

280

33,10

0,0024

65

788,58

19,31

6,4

( S, h – diện tích mặt cắt ngang dòng chảy và độ sâu trung bình ở đoạn sông sạt lở ứng với lưu lượng tạo lòng).


2. Kè áp mái khi có dấu hiệu suy yếu cần được gia cố kịp thời trước mùa mưa bão. Những trận lũ nhiều năm qua, nhất là vào tháng 7/2006, kè bờ bị phá hủy trước hết chỉ trên những đoạn yếu rất ngắn, nhưng khi một đoạn kè đã bị phá, các đoạn tiếp theo, mặc dù còn nguyên vẹn, cũng dễ bị phá hủy do đất bờ sông phía trong kè bị dòng chảy rửa trôi;

3. Khơi sâu luồng lạch, mở rộng tiết diện hữu hiệu. Nghiên cứu khả năng khai thác vật liệu xây dựng là cát cuội sỏi ở một số bãi bồi làm vật liệu xây dựng và qua đó giảm sạt lở bờ, có thể lấy đoạn cầu Sáu Hai làm thử nghiệm;

4. Xây dựng hồ chứa nước đa năng ở vùng thượng nguồn sông Cầu vừa phục vụ cho nông nghiệp, nước sinh hoạt và hạn chế sạt lở bờ sông.

KẾT LUẬN

1. Dọc theo sông Cầu, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Cạn, có 170 đoạn sông uốn khúc có nguy cơ bị sạt lở. Vị trí bờ sạt lở biến đổi liên tục trên đoạn ngắn, trong đó 59 đoạn sông cấu tạo bởi trầm tích aluvi và sườn-tàn tích bị sạt lở mạnh.

2. Sạt lở bờ sông Cầu ở tỉnh Bắc Cạn chỉ diễn ra vào mùa mưa. Các kết quả dự báo cho thấy vùng bị sạt lở mạnh nhất là vùng dưới cầu Khau Chủ, xã Đông Viên, đạt tới 13,1 và 16,2 m/năm. Các vùng khác tốc độ sạt lở nhỏ hơn, từ 1 đến 10 m.

3. Để phòng chống sạt lở bờ sông, cần áp dụng tổ hợp các giải pháp phi công trình và công trình: nâng cao hiệu quả của công tác dự báo lũ, cảnh báo các vùng có khả năng sạt lở nghiêm trọng; giải pháp công trình thích hợp nhất là kè áp mái bảo vệ bờ, kết hợp với ống bi bê tông cốt thép hoặc đá tảng kích thước 1-2 m gia cố chân kè, đồng thời cần bão dưỡng, sửa chữa hệ thống kè thường xuyên trước mỗi mùa mưa.

VĂN LIỆU

1. Hickins E.J., Nanson G.C., 1984. Lateral migration rates of river bends. J. of Hydr. Eng., Amer. Soc. of Civil Eng.,110/11 : 1557-1567.

2. Lê Thanh Mẽ, Đỗ Đình Toát, 2002. Mối liên hệ giữa cấu trúc địa chất và hiện tượng sạt lở hai bờ sông Cầu khu vực tỉnh Bắc Cạn. HNKH lần 15, Đại học Mỏ - Địa chất. Hà Nội.

3. Ma Thị Biên (Chủ biên), 2000. Địa lý tỉnh Bắc Cạn. Lưu trữ Sở KHCN và MT tỉnh Bắc Cạn.