MỨC ĐỘ NÓNG CHẢY NGUỒN MANTI CỦA CÁC ĐÁ

PERIDOTIT VÙNG NÚI NƯA, TỈNH THANH HOÁ Ý NGHĨA LUẬN GIẢI KIẾN TẠO

 

NGÔ XUÂN THÀNH[1], PHẠM TRUNG HIẾU[2], PHẠM NGỌC DŨNG[3]

1Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội 2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TPHCM, Nguyễn Văn Cừ, P.4, Tp. Hồ Chí Minh

3 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

 

Tóm tắt: Peridotit vùng Núi Nưa đã được xem là một phần trong tổ hợp ophiolit của đới khâu Sông Mã, hình thành do quá trình va chạm giữa khối Đông Dương và khối Việt-Trung. Thành phần thạch học chủ yếu của khối Núi Nưa gồm dunit, harzburgit và một ít đai mạch gabro-diabas. Nghiên cứu cấu tạo, thành phần khoáng vật và địa hóa của các đá ở đây cho thấy chúng đặc trưng cho đá thuộc manti đã trải qua quá trình nóng chảy từng phần. Mức độ nóng chảy từng phần được tính toán trên cơ sở các số liệu về thành phần khoáng vật, địa hóa nguyên t hiếm vết của các đá harzburgit trong vùng. Kết quả tính toán chỉ ra rằng nguồn manti của các đá này đã trải qua quá trình nóng chảy từng phần rất cao, đạt từ 20% đến trên 40%. Peridotit vùng Núi Nưa được hình thành trong bối cảnh trước cung trên cơ sở so sánh thành phần khoáng vật, địa hóa và mức độ nóng chảy nguồn manti với các thế peridotit trong các môi trường kiến tạo khác nhau hiện nay trên thế giới. Những kết quả mới này cho phép các nhà nghiên cứu có thêm cơ sở để luận giải địa chất, kiến tạo, khoáng sản liên quan cho các nghiên cứu tiếp theo trong vùng.

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)