NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC VÀ KHẢ NĂNG CHỨA
DẦU KHÍ CỦA ĐÁ CÁT KẾT OLIGOCEN - MIOCEN SỚM
KHU VỰC TÂY BẮC BỂ SÔNG HỒNG

Nguyễn Thị Phương Thảo1, Trần Nghi2, Đinh Xuân Thành1

1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 2Viện Nghiên cứu Địa môi trường và Thích ứng biến đổi khí hậu

Email: phuongthao289@gmail.com

Tóm tắt: Khu vực Tây Bắc bể Sông Hồng là một bộ phận của bể Sông Hồng kéo dài từ phần đất liền xuống phần ngập nước, có dạng đối xứng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Bể Sông Hồng nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng đă được nhiều tác giả trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu chủ yếu là về cấu trúc, kiến tạo và địa tầng. Riêng về lĩnh vực trầm tích luận trong địa chất dầu khí đặc biệt là nghiên cứu đánh giá chất lượng colectơ của đá cát kết theo phương pháp định lượng th́ chưa được quan tâm đúng mức. Bài báo giới thiệu những kết quả nghiên cứu về đặc điểm thạch học, tính chất thạch - vật lư và khả năng chứa dầu khí của các đá cát kết tuổi Oligocen và Miocen sớm. Các tham số trầm tích (Md, So, Ro, Q, Li, Co và I) là các biến số có ảnh hưởng đến độ rông hiệu dụng (Me) và là hàm số theo quy luật tuyến tính. Trong đó hệ số thạch anh (Q), hệ số nền xi măng (Li), hệ số chọn lọc (So) và hệ số biến đổi thứ sinh (I) có sự ảnh hưởng rất mạnh đến độ rông hiệu dụng theo quan hệ hàm biến như sau: Me = F(Q, Li, So, I). Chất lượng colectơ của đá cát kết và bột kết được chia ra 3 loại: (1) loại chất lượng tốt - cát kết Miocen sớm; (2) loại chất lượng trung b́nh - bột kết Miocen sớm; (3) loại chất lượng kém - cát kết và bột kết Oligocen.

Từ khóa: Grauvac, ackos, thạch anh-lithic, phân tích tương quan, hệ số kiến trúc, hệ số biến đoi thứ sinh

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)