ĐO ĐỐI SÁNH RADON KHÍ ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP DETECTOR VẾT HẠT NHÂN (SSNTD'S)

VÀ RAD7 TRONG NGHIÊN CỨU ĐỨT GÃY HOẠT ĐỘNG Ở KHU VỰC CHÍ LINH (HẢI DƯƠNG)

Phạm Tích Xuân12, Phạm Thanh Đăng1, Nguyễn Xuân Quả1.

Vũ Văn Chinh1, Nguyễn Văn Phổ2, Đoàn Thu Trà1, Nguyễn Thị Liên1

1Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Hội Địa hoá Việt Nam
Tác giả liên hệ: tichxuan@gmail.com

Tóm tắt: Hàm lượng radon (Rn) khí đất được đo song song bằng hai phương pháp detector vết hạt nhân (SSNTD's) và RAD7 tại khu vực phường Hoàng Tân (Chí Linh, Hải Dương) nhằm xác định tính hoạt động của đứt gãy Trung Lương và các đứt gãy sinh kèm của nó ở khu vực này, đồng thời đánh giá khả năng sử dụng RAD7 đo radon khí đất trong nghiên cứu đứt gãy hoạt động. Theo phương pháp detector vết, hàm lượng Rn dao động trong khoảng 90 Bq.m-3 đến 53.940 Bq.m-3, còn theo RAD7 chúng dao động trong khoảng 110 Bq.m-3 đến 103.000 Bq.m-3. Đã xác định được 13 dị thường Rn với chỉ số radon tích cực KRn từ 3,4 đến 13,6 tức là từ mức thấp đến tăng cao. Các điểm dị thường này đều nằm trên hoặc lân cận với đường đứt gãy chính Trung Lương và các đứt gãy sinh kèm của nó xác nhận sự tồn tại của các đứt gãy này. Hơn thế chỉ số KRn cho thấy các đứt gãy này đang hoạt động trong thời gian hiện tại. Hàm lượng Rn đo bằng phương pháp RAD7 thường cao hơn so với phương pháp detector vết. Tuy có sự khác nhau về giá trị tuyệt đối nhưng đặc điểm phân bố hàm lượng Rn trên các tuyến đo, nhất là các dị thường khá tương đồng đối với cả hai phương pháp và RAD7 có thể sử dụng để đo radon khí đất trong nghiên cứu đứt gãy hoạt động.

Từ khóa: Radon, RAD7, Detector vết hạt nhân, chỉ số radon tích cực, đứt gãy hoạt động 

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)