PHỨC HỆ THỰC VẬT PALEOZOI MUỘN (CATHAYSIA FLORA)
CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN

Nghiêm Nhật Mai1, Nguyễn Đức Phong2, Nguyễn Hữu Mạnh2

1 Hội Cổ sinh và Địa tầng Việt Nam, số 6, Phạm Ngũ Lăo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
2 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, số 67, đường Chiến Thắng, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Tác giả liên hệ: nhatmaihb@gmail.com

Tóm tắt: Hệ thực vật Cathaysia gồm thực vật phát triển trong giai đoạn từ Carbon sớm đến Permi muộn. Chúng phân bố ở Châu Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, nam Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và một số nơi khác trên thế giới. Trong Carbon sớm hệ thực vật này có các yếu tố của hệ thực vật Eurameria (hệ thực vật nhiệt đới nóng, ẩm của hai nửa bán cầu - pantropical). Đến kỉ Permi các phức hệ thực vật Cathaysia của Việt Nam và các vùng lân cận xuất hiện yếu tố của hệ thực vật nam bán cầu Gondwana. Hệ thực vật Cathaysia được phân ra hai phụ tỉnh thực vật: phía bắc và phía nam. Các tiến hóa về kiến tạo, sự khác biệt về khí hậu, ṿng hoàn lưu của đại dương, môi trường cổ địa lí... đă tạo điều kiện cho sự tiến hóa của sinh giới. Ở Việt Nam và các vùng lân cận đă có một hệ thực vật Cathaysia pha trộn của các yếu tố thực vật nam bán cầu và bắc bán cầu (Gondwana và Cathaysia) phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn cuối Permi muộn (các thế Wuchiaping - Changhsing). Điều này được suy luận do ảnh hưởng của những hoạt động kiến tạo liên quan đến các địa khu Đông Dương và địa khu Việt-Trung trong thời gian Peleozoi muộn nói chung và Permi muộn nói riêng. Sau pha tuyệt chủng cuối Permi, các hậu duệ của những yếu tố pha trộn vân tiếp tục tiến hóa, phát triển để h́nh thành một hệ thực vật có các yếu tố của Cathaysia và Gondwana điển h́nh trong Mesozoi, đó là hệ thực vật Trias muộn - Nori - Ret có mặt nhiều nơi thuộc ŕa tây Thái B́nh Dương, hệ thực vật Ḥn Gai của Việt Nam là một trong những nơi đó.

Từ khóa: Carbon sớm, Permi muộn, hệ thực vật Cathaysia, hai nửa bán cầu, hệ thực vật pha trộn, hệ thực vật Ḥn Gai

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)