MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA GOSSANS Ở PHÍA BẮC CHDCND LÀO

VÀ Ư NGHĨA CỦA CHÚNG TRONG ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM D̉ KHOÁNG SẢN

Nguyễn Văn Nguyên1, Đồng Văn Giáp2, Hà Xuân Bính2, Vũ Mạnh Hào1, Đinh Đức Anh1

1 Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2 Liên đoàn Integeo

Địa chỉ liên hệ: Tác giả liên hệ: nguyen.dgmv0808@gmail.com

Tóm tắt: Gossan là các dấu hiệu trực tiếp có liên quan đến mỏ khoáng hoặc khoáng hóa sulfur nằm dưới. Gossan thường là đá giàu từ tính, là sản phẩm của quá tŕnh phong hóa và rửa trôi khoáng hóa sulfur. Màu sắc của chúng phụ thuộc vào thành phần khoáng vật của các pha hydroxit và oxit sắt, màu đỏ (hematit, geothit), vàng (jarosit), nâu đen (limonit) và đen (galena, maganit) với các vết màu xanh lam, xanh malachit và con công (đồng). Gossan có cấu tạo dạng dăm hóa, phân tách, dải, lưới kim cương, h́nh tam giác, tế bào, đường viền, bọt biển, dạng h́nh tổ ong (box work) của sulfur nguyên thủy. Quan sát gossan tại thực địa giúp dễ dàng phát hiện những khu vực có triển vọng có mỏ khoáng  giá trị ở sâu. Trong khu vực nghiên cứu đă ghi nhận được các loại gossan là loại màu đỏ nâu, nâu đen xám, nặng tạo khối hematit- geothit- limonit và loại đỏ nhạt chủ yếu nghèo limonit nhẹ, xốp. Các loại này thường cứng và hiển thị các cấu trúc dăm cục bộ. Kích thước của các mảnh dăm trung b́nh là 5 cm và nhỏ hơn, thành phần chiếm chủ yếu là hematit, geothit, limonit, manganit hoặc thạch anh hạt mịn. Trong khu vực nghiên cứu đă khoanh định được 3 khu lộ gossan. Các điểm lộ gossan tập chung chủ yếu ở khu 1, khu 3 thuộc Tây Bắc vùng, với diện tích rộng vài km2 và 1 khu ở Đông Nam khu vực chưa được làm rơ có diện lộ khoảng vài trăm m2. Các gossan trong khu vực nghiên cứu đă được đánh giá bởi các công tŕnh hào, đo địa vật lư; Kết quả  cho thấy chúng là sự phát triển phần trên của các thân quặng sulfur gốc ở dưới sâu khoảng 200- 400m. Kết quả phân tích thành phần của gossan cho thấy chúng chứa các nguyên tố kim loại có hàm lượng khá cao như Au, Cu, Fe và các nguyên tố đi kèm có As, Mo, Pb, Zn....Kết quả  khảo sát địa hóa chi tiết trong khu vực nghiên cứu và tập trung nơi lộ các gossan cho thấy các nguyên tố Au, Cu, As... có dị thường liên quan chặt chẽ với diện phân bố tập trung của các gossan. Với kết quả này cho phép nhận định  các gossan liên quan đến tồn tại các thân quặng sulfur của Cu có thể có Au. Trong khu vực nghiên cứu có mặt các thành tạo trầm tích biến chất xen  trầm tích  phun trào núi lửa thành phần mafic và các xâm nhập mafic- acid, các đứt găy nghịch... là những điều kiện thuận lợi cho việc thành tạo quặng kiểu IOCG hoặc skarno.

Từ khóa: gossans, khoáng hóa đồng, mỏ IOCG, skarno, CHDCND Lào.

 


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)