ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO ĐÁY BIỂN VÀ DỌC ĐƯỜNG BỜ

VÙNG BIỂN 0-200 M NƯỚC ĐÔNG NAM BỘ ĐỂ DỰ BÁO TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN

Dương Tuấn Ngọc1, Nguyễn Tiến Thành1,
Trần Ngọc Diễn1, Lê Văn Đức1, Vũ Văn Phái2

1Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển

2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Tác giả liên hệ: ngocdt1982@gmail.com

Tóm tắt: Kết quả ứng dụng các phương pháp nghiên cứu, lập bản đồ địa mạo đáy biển theo nguyên tắc h́nh thái - nguồn gốc - động lực; trên cơ sở kế thừa tài liệu đă có và bổ sung các kết quả nghiên cứu mới của đề tài KC09.18/16-20, tác giả đă thành lập bản đồ địa mạo đáy biển vùng biển 0 - 200m nước Đông Nam Bộ tỷ lệ 1:200.000. Toàn bộ địa h́nh khu vực được chia thành 22 đơn vị địa mạo với đa dạng kiểu nguồn gốc - h́nh thái, phản ánh rơ nét tính phức tạp của các quá tŕnh thành tạo và lịch sử phát triển địa h́nh của vùng. Lịch sử phát triển địa h́nh vùng biển nghiên cứu đă ghi nhận các đới đường bờ cổ tại các bậc độ sâu 25-30m, 50-60m, 100-120m và 200-300m nước. Kết quả khảo sát bố sung đă xác định các đơn vị địa mạo số 15, số 17 và số 19 tương ứng với các đới đường bờ cổ 25-30m và 50-60m nước là những khu vực giàu triển vọng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Từ khóa: Địa mạo, Đông Nam Bộ, đường bờ cổ.

 


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)