XÂM NHẬP KIỀM VÀ KHẢ NĂNG LIÊN QUAN ĐẾN QUẶNG HÓA VÀNG- ĐỒNG KIỂU MỎ PORPHYR,

KHU VỰC NẬM ĐÍCH - NẬM TRA, TAM ĐƯỜNG, LAI CHÂU

Nguyễn Văn Nguyên1, Blill Howell2, Lê Duy Nguyên3, Đồng Văn Giáp3, Trần Ngọc Diễn4, Đỗ Quang Huy3 , Hồ Thị Thư1, Bùi Minh Chung3

1Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; 2 Công ty TPJ Úc, 3Liên đoàn Integeo;
4Liên đoàn Địa chất Khoáng sản Biển

Tác giả liên hệ: nguyen.dgmv0808@gmail.com

 

Tóm tắt: Các đá xâm nhập kiềm phức hệ Pu Sam Cap (aSy/Epc) phân bố ở khu vực Nậm Đích- Nậm Tra chủ yếu gồm các đá monzonit porphyr, micromonzonit porphyr, syenit porphyr, syenit (pha1) và các đá lamprophyr chủ yếu là minet (pha2). Các đá của phức hệ bị biến đổi nhiệt dịch, gồm: biến đổi kiềm Kali là phổ biến nhất với tổ hợp khoáng vật biotit- orthoclas (K-felspat)- albit- chlorit- magnetit- thạch anh; biến đổi phylit hóa với nhóm khoáng vật illit (sericit- hai mica)- thạch anh- sulfur; biến đổi Ca- K (Na) gồm tổ hợp khoáng vật actinolit- biotit- magnetit- epidot. Những biến đổi này thường tạo ra các mạch, mạng mạch chứa thạch anh, calcit, các khoáng vật từ tính, khoáng vật sulfur của đồng, vàng, molipden và đặc trưng cho biến đổi nhiệt dịch liên quan đến kiểu mỏ porphyr. Biến đổi propilit hóa, argilit hóa... được h́nh thành sau các biến đổi nêu trên. Đă khoanh định được các vành phân tán địa hóa thứ sinh của nguyên tố Au, Cu, Pb, Zn, trong đó vành phân tán của Cu, Au và có thể có cả Mo, liên quan mật thiết với nhau và trùng với diện phân bố của các đới đá biến đổi kiềm Kali, phylit, biến đổi Ca- K (Na). Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng đă khoanh định được 2 đới khoáng hóa (rộng 0,3 km2) gồm: tập hợp các mạch, mạng mạch nhiệt dịch thành phần thạch anh, carbonat chứa khoáng vật sắt từ, khoáng vật sulfur của Cu, Au, Mo; các đới biến đổi kiềm Kali, các vành phân tán bậc II- III của nguyên tố Au, Cu; hàm lượng trung b́nh trong các đới của nguyên tố Au: 0,4 g/t, Cu: 0,1%. Kết quả địa vật lư từ hàng không, cộng hưởng điện môi nguyên tử (ADR), phân cực kích thích (IP) đă xác định tồn tại đối tượng có từ tính (xâm nhập porphyr muộn), liên quan đến đới chứa khoáng hóa Cu-Au (Mo) có gía trị công nghiệp nằm ở độ sâu khoảng 1000 m. Với những số liệu nêu trên khu vực nghiên cứu có đặc điểm khá giống với kiểu mỏ porphyr của Cu- Au Cadia ở Úc và thân quặng có giá trị công nghiệp chính c̣n ẩn sâu dưới 1000 m.

Từ khóa: biến đổi nhiệt dịch, khoáng hóa Cu- Au, porphyr, Pu Sam cap, Cadia

 


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)