CÁC ĐIỂM DI SẢN LIÊN QUAN ĐẾN SAN HÔ BÁN HÓA THẠCH TRÊN CỤM ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

Tạ Hòa Phương1, Nguyễn Huy Yết2, Nguyễn Xuân Nam3, Phan Đông Pha4,
Trần Ngọc Diễn5, Trần Đức Thạnh2

1Viện Nghiên cứu Cổ sinh; 2Viện Tài nguyên Môi trường Biển-Viện Hàn lâm KHCNV; 3Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản; 4Viện Địa chất và Địa vật lý biển - Viện Hàn lâm KHCNVN; 5Liên đoàn địa chất và khoáng sản biển, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Tác giả liên hệ: tahoaphuong@gmail.com

Tóm tắt: Lý Sơn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, gồm Đảo Lớn còn được gọi là cù lao Ré, Đảo Bé ở phía bắc Đảo Lớn, còn được gọi là cù lao Bờ Bãi và hòn Mù Cu ở phía đông của Đảo Lớn. Huyện đảo nằm ở phía đông bắc của tỉnh, cách đất liền khoảng 15 hải lý. Đây là cụm đảo được hình thành do hoạt động núi lửa trẻ, với những di tích còn lại của những ngọn núi lửa có tuổi Neogen-Đệ tứ với cảnh quan tuyệt đẹp. Trong số các điểm di sản có thể khai thác phục vụ du lịch trong Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, ba điểm LS-1: Thềm mài mòn trên đá bãi biển phía tây cầu tàu An Bình, Đảo Bé; LS-2: Thềm mài mòn trên đá bãi biển phía bắc xã An Vĩnh, Đảo Lớn; và LS-3: Di sản San hô khổng lồ dạng cối xay (microatoll), xã An Hải, phía đông bắc Đảo Lớn là những điểm di sản liên quan đến san hô bán hóa thạch. Chúng có giá trị đặc biệt về khoa học, đào tạo và thẩm mỹ, là những điểm di sản hiếm có ở Việt Nam, góp phần làm tăng giá trị đa dạng sản phẩm du lịch của cụm đảo vốn có nhiều di sản núi lửa nổi tiếng của Miền Trung. Riêng tại điểm di sản LS-3 cần có kế hoạch bảo tồn tốt các mẫu vật và sớm triển khai phục dựng một cảnh quan microatoll bên bãi biển trên cơ sở những sưu tập mẫu vật hiện có. Đó sẽ là một điểm nhấn du lịch đặc sắc của Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn-Sa Huỳnh trong tương lai không xa.

Từ khóa: Lý Sơn-Sa Huỳnh, Quảng Ngãi, thềm mài mòn, microatoll, san hô.

 


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)