KẾT QUẢ PHÂN VÙNG TIỀM NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ BƠM NHIỆT ĐẤT (GSHP) VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM

Nguyễn Mỹ Linh1, Trần Trọng Thắng1, Đặng Thị Huyền1,
Nguyễn Mạnh Tuấn1, Nguyễn Cao Cường1, Nhữ Việt Hà2

1Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản; 2Trường Đại học Mỏ-Địa chất

Tác giả liên hệ: nmlinh3k@yahoo.com

Tóm tắt: GSHP (bơm nhiệt đất) trao đổi nhiệt với mặt đất để cung cấp hệ thống sưởi bền vững hoặc làm mát. Tính khả thi về công nghệ và khả năng kinh tế của chúng phụ thuộc vào tính chất nhiệt của mặt đất và tính phù hợp của khu vực để lắp đặt hệ thống. Những thông số này ảnh hưởng đến tiềm năng địa nhiệt nông, được định nghĩa là năng lượng nhiệt có thể được trao đổi một cách hiệu quả bởi một thiết bị trao đổi nhiệt ở độ sâu nhất định. Chúng tôi tŕnh bày một phương pháp phân vùng tiềm năng sử dụng công nghệ bơm nhiệt đất (GSHP) được đánh giá theo ba tiêu chí chính gồm: Tiêu chí về nhu cầu sưởi ấm làm mát theo điều kiện khí hậu khu vực; Tiêu chí về đặc điểm thành phần, bề dày và đặc tính nhiệt lớp đất phủ; Tiêu chí về điều kiện địa chất thủy văn. Phương pháp này phân tích ba tiêu chí dựa trên nền tảng ArcGIS nhằm so sánh tổng hợp tối đa các yếu tố khác nhau liên quan đến các tiêu chí chính đánh giá địa nhiệt tầng nông, đưa ra được chỉ số đánh giá. Sử dụng công cụ quy tŕnh phân tích dữ liệu phân cấp, chỉ số địa lư phù hợp để lập sơ đồ phân vùng tiềm năng sử dụng công nghệ bơm nhiệt đất ở vùng Tây Bắc, Việt Nam. Kết quả bước đầu, các tác giả đă phân chia vùng nghiên cứu thành các khu vực có tiềm năng từ không thuận lợi đến rất thuận lợi cho việc sử dụng nhiệt đất phục vụ điều ḥa không khí bằng công nghệ GSHP.

Từ khóa: : GSHP, phân vùng tiềm năng sử dụng GSHP.

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)