ĐẶC ĐIỂM PHỨC HỆ TẢO DIATOMEAE TRONG TRẦM TÍCH HOLOCEN

LỖ KHOAN LKTH2 VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG THANH HÓA

Nguyễn Thị Thu Cúc1, Vũ Văn Hà2,3, Nguyễn Minh Quảng2,3,
 Nguyễn Thùy Dương1,  An Thị Thùy5, Nguyễn Thị Mịn2,
Lê Đức Lương2,  Đặng Xuân Tùng4, Mai Anh Đức5

1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; 2Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

 3Học viện Khoa học Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 4Trường Đại học Calabria, Italy; 5Hội Cổ sinh - Địa tầng Việt Nam

Tác giả liên hệ: thucuc.kdc@gmail.com; thucuc_kdc@vnu.edu.vn

Tóm tắt: Nghiên cứu đặc điểm phức hệ Tảo Diatomeae trong trầm tích Holocen lỗ khoan LKTH2 thuộc vùng ven biển Thanh Hóa góp phần làm sáng tỏ sự biến đổi môi trường trầm tích Holocen dưới sự tác động của biển tiến Flandrian. Kết quả xác định được 14 loài Diatomeae phân bố trong trầm tích thuộc lỗ khoan LKTH2. Các phức hệ hóa thạch được chia thành 6 đới Diatomeae từ dưới lên trên dọc theo lỗ khoan LKTH2, đới Dia 2 đến Dia 6 được thành tạo trong Holocen. Trong đó đới Dia 2, Dia 3 và Dia 5 tương đối phong phú hóa thạch Diatomeae đặc trưng cho các môi trường sinh thái khác nhau. Kết quả phân chia 6 đới Diatomeae tương ứng với 6 tập trầm tích được luận giải môi trường thành tạo. Tập trầm tích số 2 đặc trưng cho giai đoạn biển tiến Flandrian vào lục địa tại khu vực đồng bằng Thanh Hóa. Tập trầm tích số 5 đánh dấu sự lùi ra của biển trong Holocen.

Từ khóa: : Diatomeae, Quảng Tâm, đồng bằng Thanh Hóa, biển tiến Flandrian, Holocen.

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)