ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỬA HỚI, SÔNG MÃ QUA TƯ LIỆU VIỄN THÁM

ĐA THỜI GIAN VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH GIAI ĐOẠN 1965-2017

Vũ Văn Hà1, Phạm Quang Sơn1, Nguyễn Công Quân1,2,
Nguyễn Minh Quảng1,2, Đặng Xuân Tùng3

1Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 2Học viện Khoa học công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 3Trường Đại học Calabria, Italy

Tác giả liên hệ: ha_vv@yahoo.com

Tóm tắt: Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về thuỷ địa hoá và nguồn gốc nước khoáng nóng Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa bằng các phương pháp nghiên cứu truyền thống và đồng vị bền oxy, hydro. Để luận giải nguồn gốc, các mẫu nước tại nguồn nước khoáng nóng và nước suối Sơn Trung đã được lấy vào mùa mưa và mùa khô năm 2016-2017 để phân tích thành phần hóa học nước, thành phần đồng vị của nước (dD và d18O). Các kết quả phân tích thành phần hóa học trong mẫu nước nguồn Vĩnh Phương cho thấy, nước có kiểu hoá học Na-Ca-Cl, độ khoáng hóa cao (TDS=6130 mg/l), là loại nước khoáng silic nóng vừa (nhiệt độ nước tại các lỗ khoan là 58 - 60oC), kết quả phân tích thành phần đồng vị trong nước khoáng nóng cũng như định tuổi tuyệt đối của nước cho thấy nước khoáng nóng Vĩnh Phương có nguồn gốc khí tượng. Nguồn nước khoáng nóng được bổ cấp từ bề mặt, thấm qua các khe nứt trong đới phá hủy kiến tạo xuống bồn nhiệt ở độ sâu 3.000 m từ mặt đất. Nhiệt độ của bồn nhiệt được xác định bằng phương pháp địa nhiệt kế dựa vào thành phần hóa học và enthalpy của nước dao động từ 101 đến 129oC. Nước nóng tầng sâu từ bồn nhiệt do có nhiệt độ cao nên áp suất tăng và di chuyển lên bề mặt thông qua hệ thống đứt gẫy và các khe nứt. Quá trình di chuyển lên mặt đất, nước nóng tầng sâu được bổ sung thêm nước lạnh trong các thành tạo địa chất vởi tỉ lệ nước lạnh hòa trộn ước tính là 68%.

Từ khóa: : Cửa Hới, Sông Mã, đánh giá biến động, đa thời gian

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)