XÁC ĐỊNH BỀ MẶT MOHO KHU THỀM LỤC ĐỊA MIỀN TRUNG -HOÀNG SA THEO TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN

VÀ GIẢI NGƯỢC TRỌNG LỰC 3D

 

TRẦN VĂN K1, ĐỖ ĐỨC THANH2, HOÀNG VĂN VƯỢNG1

1Viện Địa chất và Địa vật lư biển, Viện HLKH&CNVN; 2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

 

Tóm tắt: Cấu trúc Moho khu vực thềm lục địa miền Trung - Hoàng Sa đã được nhiều tác giả trên thế giới cũng như trong nước nghiên cứu một cách chi tiết trên cơ sở các tài liệu địa vật lư. Trong các nghiên cứu này, độ sâu tới bề mặt Moho khu vực thềm lục địa miền Trung - Hoàng Sa được xây dựng trên cơ sở tính toán bề mặt Moho cho toàn khu vực Biển Đông và lân cận dựa trên các điểm tựa Moho được xác định qua tài liệu địa chấn. Tuy nhiên, trong số đó không có một điểm tựa nào nằm trong khu vực thềm lục địa thuộc vùng nghiên cứu. Chính v́ vậy, những kết quả này không tránh khỏi hạn chế về độ chính xác. Trong bài viết này nhóm tác giả sẽ bổ sung thêm 2 vị trí độ sâu tới bề mặt Moho trên cơ sở các tài liệu địa chấn sâu trong phạm vi khu thềm lục địa miền Trung - Hoàng Sa trong việc giải bài toán ngược trọng lực 3D để làm sáng tỏ cấu trúc Moho khu vực nghiên cứu và lân cận… Kết quả nghiên cứu cho thấy bề mặt Moho khu vực bể Phú Khánh có độ sâu nằm trong khoảng từ 12 km đến 18 km, phía Nam bể Sông Hồng từ 22 km đến 30 km, c̣n quần đảo Hoàng Sa là từ 18 km đến 22 km.

Từ khóa: Moho, dị thường trọng lực, thềm lục địa miền Trung - Hoàng Sa, giải ngược trọng lực 3D

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chấ)