ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA VOLFRAM - THIẾC GỐC KHU VỰC BÙ ME, THƯỜNG XUÂN, THANH HÓA

NGUYỄN PHƯƠNG1, NGUYỄN THỊ THU HẰNG2, NGUYỄN THỊ CÚC1,

ĐỖ VĂN ĐỊNH3, NGUYỄN PHÚC TÚ4

1Trường Đại học Mỏ - Địa chất; 2Liên đoàn Vật lư Địa chất;

3VPHĐĐHTLKS quốc gia; 4Công ty CP Tư vấn - Triển khai CNMĐC

 

Tóm tắt: Khu vực Bù Me được đánh giá là một trong số khu vực có triển vọng về quặng wolfram - thiếc của nước ta, mặc dù đă được đầu tư nghiên cứu từ lâu, nhưng hầu hết các công tŕnh chỉ tập trung nghiên cứu, điều tra, đánh giá và thăm ḍ các thân quặng lộ trên mặt thuộc khu Đồi Tṛn và khu Hồ Tôm, các diện tích khác chưa được quan tâm đúng mức. Để có cơ sở định hướng công tác điều tra đánh giá, thăm ḍ phục vụ khai thác, sử dụng hợp lư, có hiệu quả khoáng sản wolfram - thiếc gốc, th́ việc nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm quặng hóa wolfram - thiếc gốc trong khu vực là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Dưới tác động của hoạt động magma thuộc phức hệ Bản Chiềng, các thành tạo hệ tầng Đồng Trầu bị biến đổi khá mạnh mẽ; trong đó đáng chú ư là quá tŕnh thạch anh - muscovit hóa, sừng hóa phát triển chồng lên đới greizen hóa. Quặng phân bố tập trung trong đá biến đổi greizen hóa, thạch anh hóa và sừng hóa, đôi nơi gặp ổ skarn hóa. Các thân quặng gốc có giá trị công nghiệp phân bố chủ yếu ở khu Đồi Tṛn, quy luật chung là chiều dày thân quặng và hàm lượng WO3, Sn trong các thân quặng giảm dần khi xa dần đỉnh ṿm granit bị greizen hóa khu Đồi Tṛn. Các thân quặng công nghiệp thường là dạng mạng mạch (stocvet) và ít thân quặng dạng mạch đơn lẻ. Quặng phân bố trong các khu có mức độ bóc ṃn khác nhau, nên mức độ xuất lộ quặng ở các khu cũng khác nhau; khu Đồi Tṛn bị bóc ṃn và xuất lộ mạnh nhất, tiếp đến khu Hồ Tôm và sau cùng là khu Hồ Kín. Quặng có thành phần vật chất khá phức tạp, hàm lượng của WO3 ở khu vực Đồi Tṛn và Hồ Kín cao hơn hẳn khu Hồ Tôm; ngược lại thiếc chỉ tập trung ở khu Hồ Kín, c̣n ở khu Đồi Tṛn và Hồ Tôm hàm lượng rất thấp, không có ư nghĩa độc lập. Về bản chất, quặng ở khu vực Bù Me là quặng wolfram, thiếc chỉ là nguyên tố đi cùng. Quặng được thành tạo trong hai thời kỳ với 5 giai đoạn tạo khoáng; trong đó giai đoạn 2 là giai đoạn tạo khoáng W-Sn chủ yếu, tạo nên các thân quặng công nghiệp trong khu vực. Quặng thuộc nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ cao đến trung b́nh, kiểu ṿm đỉnh greizen chứa W-Sn.

Từ khóa: quặng wolfram - thiếc, Bù Me, Thanh Hóa

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)