THẠCH - ĐỊA HÓA CÁC THÀNH TẠO GRANITOID Á NÚI LỬA

KHỐI BÙ DÌNH - THANH HÓA VÀ Ý NGHĨA ĐỊA CHẤT

 

NGUYỄN THỊ XUÂN, BÙI THẾ ANH, ĐỖ QUỐC BÌNH,

BÙI THANH VÂN, TẠ ĐÌNH TÙNG, NGUYỄN ĐỨC CHÍNH

Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

 

Tóm tắt: Các thành tạo granitoid á núi lửa khối Bù Dình nằm ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, diện tích khối gần 50 km2. Thành phần thạch học cơ bản của khối là granit dạng porphyr nghiêng dần sang granodiorit, hạt thô - vừa đến nhỏ, hàm lượng khoáng vật plagioclas (chủ yếu là andezin) tương đương hoặc trội hơn felspat kali. Đá thuộc loạt kiềm vôi trung bình kali, trội natri (K2O/Na2O <1). Hàm lượng La, Ce, Sm và Nd thường cao hơn 20-70 lần so với chondrit, có sự phân tách trung bình giữa các nguyên tố đất hiếm nhẹ và nguyên tố đất hiếm nặng ((La/Yb)N = 12,8-28,3). Granitoid khối Bù Dình có hàm lượng SiO2 cao (>73%), rất thấp MgO với chỉ số Mg# của các mẫu phân tích dao động trong khoảng từ 10 đến 28, tương ứng với magma co nguồn gốc vỏ. Kết quả nghiên cứu thạch học-khoáng vật và địa hóa cho thấy granitoid khối Bù Dình hoàn toàn tương đồng với các thành tạo granitoid á núi lửa phức hệ Sông Mã và được hình thành trong bối cảnh kiến tạo va chạm mảng.

Từ khóa: granitoid á núi lửa khối Bù Dình, phức hệ Sông Mã, Thanh Hóa, Vietnam

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)