NGHIÊN CỨU HẤP THỤ Cu CỦA HẠT VẬT LIỆU ĐƯỢC CHẾ TẠO TỪ ĐÁ ONG BÌNH YÊN

 

NGUYỄN TRUNG MINH, DOÃN ĐÌNH HÙNG

Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

 

Tóm tắt: Trong bài báo này, các tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ Cu của hạt vật liệu OBYQ (sản phẩm chế tạo từ đá ong Bình Yên, Sơn Tây, Hà Nội). Kết quả XRF cho thấy đá ong Bình Yên với các thành phần chính là Al2O3, Fe2O3. Kết quả XRD chỉ ra hạt vật liệu OBYQ bao gồm goethit, hematit, illit, kaolinit,... là các khoáng vật có ích cho việc hấp phụ các kim loại nặng. Đồng thời hạt vật liệu OBYQ có diện tich bề mặt riêng BET tương đối cao. Thí nghiệm hấp phụ Cu dạng mẻ của hạt vật liệu được chế tạo từ đá ong Bình Yên (OBYQ) cho thấy dung ợng hấp phụ tăng khi tăng nồng độ Cu trong dung dịch và dẫn đạt đến giá trị không đổi khi nồng độ Cu trong dung dịch lớn hơn 400 ppm; Thí nghiệm hấp phụ Cu dạng cột cho thấy khả năng hấp phụ Cu của hạt vật liệu OBYQ giảm dần theo thời gian (tương đương với thể tích của dung dịch chảy qua cột hấp phụ tăng), tỉ tệ của nồng độ đầu ra của dung dịch Cu sau khi chảy qua cột hấp phụ (Ce) so với nồng độ ban đầu khi chưa chảy qua cột hấp phụ (Co) là Ce/Co = 0,15-0,7 (khả năng hấp phụ từ 30% đến 85%) với tổng thể tích dung dịch Cu là khoảng 63 lít chảy qua cột vật liệu OBYQ (0,05 kg) sau khoảng thời gian là 23 ngày, pH của các dung dịch sau khi chảy qua cột hấp phụ biến đổi theo chiều giảm dần từ pH 10,2 xuống pH 7.

 

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)