LUẬN GIẢI VÈ MÔ HÌNH VẬN ĐỘNG
CỦA MANT
I VÀ TRƯỜNG ỨNG SUẤT THẠCH QUYỂN
ĐÔNG NAM Á TRÊN
SỞ CẤU TRÚC VN TỐC SÓNG P

 

CAO ĐÌNH TRIỀU1, ĐẶNG THANH HẢI2, CAO ĐÌNH TRỌNG2
1Viện Địa vật lý ứng dụng, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam;

2 Viện Vật lý Địa cầu, Viện HL KH&CN Việt Nam

 

Tóm tt: Trong khuôn khổ bài báo này các tác giả tiến hành khái quát hóa cấu trúc thạch quyn, manti và luận giải mô hình trường ứng suất kiến tạo Hiện đại Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Đới hút chìm bao quanh Đông Nam Á có đặc trưng cấu trúc vận tốc sóng P theo dạng “cột” trong manti trên, lớp chuyn tiếp và lớp phân chia 1. Động đất tại các đới ranh giới mảng này có tần suất xuất hiện cao hơn và cấp độ mạnh lớn hơn phần nội mảng. Thạch quvển trong phạm vi đới ranh giới có độ sâu tới đáy từ 70 km đến 110 km và có biểu hiện phân chia thành các khối cu trúc: 1/ Myanmar (Indo-Burma 80-100 km); 2/ Nicobar (Biển Andaman 70-75 km); 3/ Sumatra (75-95 km); 4/ Java (80-95 km); 5/ Timor (95-110 km); 6/ Halmahera (95-105 km); 7/ Sulu (90-110 km); 8/ Sulawesi (70-90 km); 9/ Philippines (85-110 km); 10/ Manila (95-105 km): 11/ Đài Loan (80-90 km); 12/ Batan (80-90 km); 2) Đới đứt gãy nội mảng Hải Nam - Natuna có vai trò là ranh giới phân chia manti nội mảng Đông Nam A thành 02 phần rõ rệt: Phần phía đông có biểu hiện phân lớp ngang rõ nét, trong khi tại phần phía tây có sự xáo trộn rõ rệt của mô hình vận tốc sóng p theo chiều thng đứng và ngang. Độ sâu tới đáy thạch quyn khá phức tạp và bao gồm các khối cấu trúc: 1/ Sino-Burma (90-100 km); 2/ Shan Thái (95-105 km); 3/ Pattani (85-95 km); 4/ Đông Dương (Indochina, 80-105 km): 5/ Malaysia (85-95 km); 6/ Natuna (100-105 km); 7/ Việt-Trung (85-100 km); 8/ Hoàng Sa (75-85 km); 9/ Trung tâm Biển Đông (65-80 km); 10/ Trường Sa (90-110 km); 11/ Bắc Kalimantan (95-100 km); 12/ Kalimantan (90-95 km); 13/ Barito (85-90 km); 14/ Banda (65-90 km); 15/ Sulu (biển Sulu và biển Sulawesi 60-90 km); 3) Các “dòng chảy manti ” là nguyên nhân gây nên chuyn động ngang của thạch quyển Đông Nam Á. Trục chính trường ứng suất nén ép cực đại nằm ngang (σ1) trong phạm vi nội mảng thạch quyn Đông, Nam Á có phương á kinh tuyến, chuyển sang đông nam về phía trung tâm Bin Đông và Boneo - Kalimantan. Ranh giới mảng thạch quyn Âu-Á tại khu vực Đông Nam Á chủ yếu nằm trong trạng thái ép nén (đới hút chìm Đông và Tây Philippin, đới hút chìm Sumatra-Java-Timor) đến nén ép - trượt bằng (dọc đứt gãy Saigang).

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)