ĐỒNG VỊ CARBON-OXY TRONG ĐÁ CARBONAT DẠNG ĐAI MẠCH

NAM NẬM XE, PHONG THỔ, LAI CHÂU: DẤU HIỆU CỦA MAGMA CARBONATIT

 

NGUYN THỊ THỦY1, HOÀNG HOA THÁM1, LÊ DUY ĐẠT1, HIDEKI WADA2

 1Khoa Địa lư - Địa chất, Trường Đại học Khoa học Huế, 77 Nguyền Huệ, Tp. Huế

 2Trường Đại học Shizuoka, Nhật Bản, Ohya 836, Suruga-ku, Shizuoka, Nhật Bản

Tóm tắt: Các thành tạo carbonat dạng đai mạch Nam Nậm Xe (huyện Phong Thổ, tinh Lai Châu) thuộc phần Đông Bắc của đới cấu trúc Sông Đà gồm calciocarbonatit hạt thô, calciocarbonatit hạt nhỏ phân phiến và ferrocarbonatit, cắt qua đá vôi hệ tầng Na Vang và basalt hệ tầng Viên Nam. Thành phần khoáng vật gồm calcit, aegirin và biotit tinh thể lớn, arfvedsonit, magnetit, fluorapatit (đá calciocarbonatit hạt thô); calcit hạt nhỏ đến vừa, biotit, arfvedsonit dạng sợi hoặc tỏa tia, pyrit (đá calciocarbonatit hạt nhỏ phân phiến). Khoáng vật phụ chủ yếu gồm monazit, barit, celestin, ancylit, parisit, strontianit và cordylit. Calcit của calciocarbonatit có thành phần đồng vị carbon và oxy tương đổi đồng nhất 13 CV-PDB = -3,10 ~ -3,93‰, δ18OV-SMOW = +9,09 ~+11,40‰). Mặc dù các giá trị đồng vị này cao hơn so với carbonatit điển h́nh, nhưng khác hn so với các giá trị đồng vị trên calcit của đá vôi màu xám, hạt mịn tuổi Permi hệ tầng Na Vang và đá vôi màu xám xanh tuổi Trias hệ tầng Đồng Giao lân cận trong khu vực. Tổ hợp khoáng vật và các giá trị đồng vị C-O này của đá calciocarbonatit cho thấy sự tồn tại của dung thể magma carbonatit ở khu vực Đông Bắc đới Sông Đà trong giai đoạn Paleogen giữa-muộn.

                   (Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)