PHÂN TÍCH ĐỊA MẠO TRÊN CÁC THÀNH TẠO ĐỊA CHẤT

TẠI THUNG LŨNG HẠ LƯU SÔNG ĐÀ

 

NGUYỄN XUÂN NAM1, TRẦN TÂN VĂN1, HẠ VĂN HẢI2

1 Viện Khoa học Địa chẩt và Khoáng sản, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội 2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tóm tắt: Sông Đà là con sông lớn bat nguồn từ Vân Nam Trung Quốc chảy qua miền tây bắc Việt Nam với chiêu dài 527 km, theo hướng chủ đạo là tây bắc - đông nam. Tuy nhiên, đoạn hạ lưu của nó từ Hòa Bình lại đới hướng chảy lên phía bắc nhập vào sông Hồng tại Việt Trì. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thung lũng hạ lưu sông Đà với việc thành lập bản đồ địa mạo bằng kỹ thuật GIS và viễn thám, phân tích một số dạng địa hình và tương tác của chúng với các thành tạo địa chất. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng bề mặt địa hình phụ thuộc rất lớn vào các thành tạo địa chất và trên cơ sở đó xác định một cách chính xác hơn các bề mặt địa hình như bề mặt bóc mòn, xâm thực, kiến tạo... Bài báo cũng luận giải về thời gian hình thành thung lũng hạ lưu sông Đà, qua đó cho thấy đoạn thung lũng sông này mới chỉ xuất hiện trong kỷ Đệ tứ vào giai đoạn Pleistocen giữa.

 

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)