T LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT 6 ĐẾN LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT
MI
N NAM - 40 NĂM THÀNH TỰU VÀ PHÁT TRIỂN

THÁI QUANG

Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, 200 Lư Chính Thắng, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh

Với tầm nh́n chiến lược, ngay trong thời gian cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam chưa kết thúc, Đảng và Nhà nước đă cử các Đoàn Địa chất vào Nam điều tra địa chất, khoáng sản. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước bước sang một giai đoạn mới ḥa b́nh, thống nhất tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xă hội trên toàn quốc. Do hoàn cảnh chiến tranh, việc nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất và khoáng sản ở phần Nam Việt Nam rất hạn chế. V́ vậy, việc điều tra, nghiên cứu cơ bản có hệ thống về địa chất và khoáng sản, t́m kiếm, thăm ḍ các nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước là một tất yếu khách quan. Chính v́ vậy, mặc dù trong t́nh h́nh kinh tế, xă hội sau chiến tranh c̣n rất nhiều khó khăn nhưng Nhà nước cũng đă kịp thời thành lập một số Liên đoàn Địa chất để trực tiếp thực hiện công tác điều tra địa chất, thăm ḍ khoáng sản ở miền Nam, trong đó có Liên đoàn Địa chất 6, tiền thân của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam.

Ngày 22 tháng 11 năm 1975, Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 207/CP về việc thành lập Liên đoàn Địa chất 6 trên cơ sở Đoàn Địa chất B2 và lực lượng bố sung từ các đơn vị địa chất ở miền Bắc để triển khai công tác t́m kiếm - thăm ḍ địa chất đối với các khoáng sản rắn ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ (từ vĩ tuyến 12°40’ trở vào). Từ khi thành lập đến nay, Liên đoàn đă trải qua nhiều thay đối về cơ cấu t chức và lĩnh vực hoạt động theo nhu cầu thực tiễn.

Giai đoạn 5 năm đầu sau giải phóng (1975-1980), nhiệm vụ chính của Liên đoàn là tập trung vào việc đánh giá lại và thăm ḍ các mỏ cũ. Đến giai đoạn 10 năm tiếp theo (1981-1990) chuyển sang chủ yếu tiến hành đánh giá tồng thể tiềm năng và thăm ḍ các mỏ bauxit triển vọng nhất với sự hợp tác của 5 nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế (Khối SEV).

Ngày 01 tháng 8 năm 1984, Tổng cục trưng Tổng cục Địa chất ban hành Quyết định số 364/QĐ-TC về việc sáp nhập Phân viện Địa chất và Khoáng sản miền Nam thuộc Viện Địa chất và Khoáng sản, Đơn vị P 500, Đoàn Địa chất 204 thuộc Liên đoàn Bản đồ Địa chất vào Liên đoàn Địa chất 6. Từ đó Liên đoàn có thêm chức năng, nhiệm vụ mới là nghiên cứu, điều tra đo vẽ bản đồ địa chất và t́m kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 và tỷ lệ 1:50.000 trên toàn lănh thổ miền Nam.

Ngày 25 tháng 2 năm 1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 39/CT và ngày 17 tháng 3 năm 1989, Tổng Cục trưởng Tổng cục Mỏ và Địa chất đă ban hành Quyết định số 09/QĐ-MĐC về việc sáp nhập Liên đoàn Bản đồ Địa chất II vào Liên đoàn Địa chất 6, lúc này nhiệm vụ chủ yếu của Liên đoàn là đo vẽ, lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản. Cũng từ thời điểm này hoạt động dịch vụ địa chất từng bước mở rộng.

Ngày 20 tháng 6 năm 1997, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 888/QĐ-TCC, đổi tên Liên đoàn Địa chất 6 thành Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam.

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYN HẠN CỦA LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHT MIỀN NAM

1. Chức năng

Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; có chức năng tổ chức thực hiện đo vẽ lập bản đồ địa chất, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm ḍ khoáng sản trên địa bàn các tỉnh và thành phố miền Nam Việt Nam (từ đèo Hải Vân - vĩ tuyến 16°11'30" trở vào).

2. Nhiệm vụ chính

Tổ chức thực hiện đo vẽ Bản đồ địa chất quốc gia; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm ḍ khoáng sản; điều tra di sản địa chất, bảo tồn địa chất, mạng lưới công viên địa chất; nghiên cứu khoa học; ứng dụng, triển khai tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản.

Tham gia công tác quản lư nhà nước về khoáng sản khi được phân công; tham gia giám sát thi công các công tŕnh địa chất trong các đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; chủ tŕ giám sát thi công công tác thăm ḍ khoáng sản khi được ủy quyền.

Tham gia tính tiền hoàn trả chi phí sử dụng số liệu, thông tin về kết quả điều tra, thăm ḍ khoáng sản của nhà nước.

Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về địa chất và khoáng sản.

II. NHỮNG THÀNH TỰU NỒI BẬT

Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, dấu chân của những nhà địa chất Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam đă đến với mọi vùng đất miền Nam của Tổ quốc để điều tra, nghiên cứu lập bản đồ địa chất, t́m kiếm, thăm ḍ các nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Những ngày tháng hoạt động điều tra địa chất-khoáng sản trong điều kiện gian khổ, vất vả đă khắc sâu vào truyền thống tự lực tự cường, vượt khó tiến lên của Liên đoàn. Qua hoạt động của ḿnh, Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam đă có nhiều thành tựu to lớn đóng góp quan trọng với vai tṛ chủ lực, nổi trội trong sự nghiệp điều tra địa chất - khoáng sản ở miền Nam.

1. Đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:200.000

Công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:500.000 Miền Nam Việt Nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào) được Liên đoàn Bản đồ thực hiện từ năm 1976 đến năm 1982. Năm 1978 công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 trên lănh thổ Miền Nam cũng được thực hiện bởi các đoàn Địa chất 206, 20B và 204 thuộc Liên đoàn Bản đồ 2 (sau này được sáp nhập vào Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam) gồm các nhóm tờ Huế - Quảng Ngăi, Kon Turn - Buôn Ma Thuột, Bến Khế - Đồng Nai, Đồng bằng Nam Bộ, được hoàn thành vào năm 1994. Đây là thành tựu lớn mà Liên đoàn đă đạt được trong giai đoạn đầu của công tác điều tra cơ bản địa chất và khoáng sản trên lănh thổ Miền Nam. Ngay sau khi đo vẽ 1:200.000 kết thúc, “Công tŕnh Địa chất khoáng sản miền Nam Việt Nam” được tiến hành kịp thời nhằm thống nhất khung cấu trúc địa chất chung cho khu vực thể hiện trong “Báo cáo hiệu đính bản đồ địa chất khoáng sản miền Nam Việt Nam, tỷ lệ 1:200.000” hoàn thành năm 1995.

Kết quả đo vẽ và công tŕnh hiệu đính có ư nghĩa to lớn về khoa học cũng như thực tiễn, công tŕnh đă chi tiết hóa, điều chỉnh, bổ sung các thành tạo địa chất, khoáng sản của các giai đoạn nghiên cứu trước đây mà cơ bản là công tŕnh đo vẽ bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:500.000; đưa lại những nhận thức mới về cấu trúc địa cht, kiến tạo, sinh khoáng của vùng; phát hiện mới nhiều đim và loại khoáng sản có trin vọng, trong đó có nhiều mỏ đă được đưa vào thăm ḍ, khai thác, là cơ sở nền tảng cho công tác quy hoạch của các ngành kinh tế ờ miền Nam.

2. Nghiên cứu chuyên đề sinh khoáng khu vực

Song song với công tác đo vẽ bản đồ địa chất 1:200.000, từ năm 1990 đến năm 2001 Liên đoàn c̣n thực hiện các chuyên đề nghiên cứu sinh khoáng khu vực. Tiêu biểu là: Nghiên cứu thành lập bản đồ sinh khoáng, dự báo khoáng sản đới Đà Lạt tỷ lệ 1:200.000; Nghiên cứu lập bản đồ sinh khoáng và dự báo khoáng sản địa khối Kon Turn tỷ lệ 1:200.000; Nghiên cứu kiến tạo và sinh khoáng Nam Việt Nam Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và triển vọng đá quư miền Nam Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu đă được đánh giá tốt, nhiều vùng dự báo triển vọng khoáng sản đă được sử dụng vào thực tiễn định hướng cho cộng tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 và điều tra đánh giá khoáng sản tỷ lệ lớn hơn.

3. Đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000

Từ năm 1982, Nhà nước đă giao cho Liên đoàn công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000. Hiện nay, trên diện tích các tỉnh miền Nam thuộc phạm vi hoạt động của Liên đoàn, diện tích đă được đo vẽ là 85.176 km2 (gồm 32 nhóm tờ), chiếm khoảng 51% diện tích của miền Nam Việt Nam, trong đó Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam thực hiện 29 nhóm tờ. Hiện nay, Liên đoàn đang thi công đo vẽ 3 nhóm tờ là Kông Chro, Kon Plong và Đèo Bảo Lộc.

Kết quả công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 đă phản ánh rơ nét về cấu trúc địa chất, có nhiều phân vị địa chất được chính xác hóa. Rất nhiều phát hiện mới về quan hệ, hóa thạch và những kết quả phân tích mới, định lượng về thành phần vật chất các thành tạo địa chất, có nhiều mỏ khoáng được phát hiện làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động thăm ḍ, khai thác khoáng sản. Trong 15 năm trở lại đây công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 có những phát hiện nổi bật sau:

a) V địa tầng:

Phát hiện tầng cuội kết cơ sở của hệ tầng Mo Rai ở Sa Thầy, Suối Cát ở huyện Trà Bồng, Bà Hoả ở Quy Nhơn tuổi Ordovic-Silur (O-S), phủ bất chỉnh hợp góc lên trầm tích biến chất hệ tầng Khâm Đức tuổi Neoproterozoi muộn Cambri sớm (NP-Є­1).

Phát hiện trầm tích tuổi Devon sớm ở vùng Kom Turn (hệ tầng Cư Brei D1 cb) là các thành tạo trầm tích lục nguyên carbonat ở vùng núi Cư Brei, huyện Sa Thầy, tỉnh Kom Turn. Trong đá vôi của hệ tầng gặp các hoá thạch Tảo, Huệ bin, san hô có tui Devon sớm, lớp cuội kết lót đáy phủ bất chỉnh hp lên phức hệ Diên B́nh (yδS db);

Phát hiện các thành tạo trầm tích lục nguyên tướng ven bờ thuộc hệ tầng Tà Nót (P3 tn), tổ hợp đá carbonat biển nông thuộc hệ tầng Tà Vát (P3 tv) và tổ hp đá trầm tích lục nguyên thuộc hệ tầng Sông Sài G̣n (T1ssg) là một mặt cắt liên tục.

Các thành tạo trầm tích Jura đă được phân chia khá chi tiết và hợp lư theo đặc điểm thạch học, các quan hệ địa chất và các sưu tập hoá thạch phong phú hoá thạch động vật bin, hoá thạch thực vật và thân cây bị silic hoá đặc trưng cho hai tướng trầm tích khác nhau là trầm tích tướng biền và trầm tích tướng lục địa đă góp phần làm chính xác thêm lịch sử địa kiến tạo ở phần Nam Trung Bộ trong kỷ Jura.

Phát hiện các trầm tích màu đỏ vùng B́nh Sơn (hệ tầng B́nh Sơn (J1-2 bs) thuộc đề án Quảng Ngăi, thuộc kiểu mặt cắt cấu trúc nâng chỉ có trầm tích lục địa màu đỏ chứa hóa thạch thực vật và thân cây silic hóa. Mới đây phát hiện mặt cắt tương tự tại vùng Đông Nam Măng Đen, đề án Kon Plong. Các thành tạo này ph bất chỉnh hợp lên ryolit porphyr hệ tầng Măng Yang và với các thành tạo biến chất tiền Cambri.

b) V  magma:

Lần đầu tiên mô tả gabro kiềm có nephelin Phức hệ Đắk Tmeo (ωT2 đt) thuộc nhóm tờ Trà My - Tắc Pỏ. Tuổi tuyệt đối của phức hệ được xác định theo phương pháp K-Ar trên biotit là 223,4±8,4 Tr.n, tương ứng Trias muộn.

Kết quả đo vẽ 1:50.000 và nghiên cứu chuyên đề cho thấy ở phần bắc địa khối Kon Turn có mặt tổ hợp đá xâm nhập nông gồm granosyenit porphyr cao kali và các đá lamprophyr - lamproit tuổi Trias muộn thuộc đề án Ba Tơ có liên quan với bối cảnh căng dăn nội mảng. Kết quả phân tích tuổi bằng đồng vị Sm/Nd của mẫu BT 27623/1 là: 228 ±3 Tr.n.

c) V biến chất:

Phân chia các phức hệ biến chất Kan Nack, Ngọc Linh, Đắc My, Khâm Đức, Núi Vú chi tiết hơn với các t hợp thạch học có thành phần và nguồn gốc khác nhau.

Phát hiện phức hệ microphiton (Acritarcha) trong các thành tạo đá metacarbonat phức hệ Tắc Pỏ có tuổi Neoproterozoi muộn - Cambri thuộc nhóm tờ Trà My - Tc Pỏ được đối sánh với phức hệ Khâm Đức.

Phát hiện các thể charnockit và enderbit phức hệ Đăk Broi (γNP-Є1đb) trong trường các đá gneis amphibol, amphibolit, plagiogneis hai pyroxen, granulit, gneis biotit-silimanit phức hệ Khâm Đức (NP-Є1 kđ). Tuổi tuyệt đối 447±27 Tr.n.

d) V cấu trúc - kiến tạo:

Từng bước làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các đơn vị cấu trúc - kiến tạo, các bối cảnh kiến tạo với sinh khoáng theo quan điểm kiến tạo mảng và quy luật khoáng hóa, tai biến địa chất liên quan tới các hệ thống đứt găy Nam Việt Nam.

e) V  khoảng sản:

Đă phát hiện mới được nhiều điểm khoáng sản và loại h́nh khoáng sản mới có giá trị như: sắt, vàng, thiếc, wolfram, kim loại hiếm (Li, Be, Nb).., các khoáng sản nguyên liệu khoáng: fluorit, barit, felspat, kaolin, đá vôi xi măng, dolomit, magnesit,... và các biểu hiện đá quư saphir; đặc biệt chú ư là phát hiện có kim cương trong trầm tích aluvi ở nhóm tờ Lộc Ninh.

Khoáng sản sắt: nổi bật là điểm sắt La Ê Ê, thuộc nhóm tờ A Hội - Phước Hảo với Tài nguyên dự báo cấp 334 là 22,4 triệu tấn quặng sắt (cấp 334a: 9,6 triệu tấn, cấp 334b: 12,8 triệu tấn).

Khoáng sản thiếc: có quy mô triển vọng nhất được phát hiện chủ yếu trên diện tích nhóm tờ Bắc Đà Lạt. Tài nguyên dự báo cấp 334 là 5.862,4 tấn thiếc.

Khoáng sản wolfram: Nổi bật nhất là đim wolfram Chư Ya Krei, có quy mô khá lớn được phát hiện trên diện tích nhóm tờ Kon Tum. Quặng wolframit nằm trong cấu trúc ṿm greisen liên quan đến xâm nhập granit hai mica phức hệ Bà Nà. Tài nguyên dự báo cấp 334b là 5.634,94 tấn WO3. Tiếp đến là điểm wolfram Đồi Cờ nhóm tờ Đèo Bảo Lộc đă được thăm ḍ, tại đây quặng wolframit nằm trong cấu trúc ṿm nâng greisen hoá liên quan đến xâm nhập granit hai mica, phức hệ An Kroet.

Kim loại hiếm (Li, Be, Ta, Nb): lần đầu tiên phát hiện điểm quặng kim loại hiếm tại La Vi thuộc nhóm tờ Ba Tơ. Tài nguyên dự báo cấp 334 là 4.180,78 tấn Li2O; 354,13 tấn BeO; 99,6 tấn Ta2O; 45,6 tấn Nb2O3 và 1.384,5 tấn SnO2 . Điểm quặng này đă được điều tra, đánh giá mở rộng.

Khoáng sảnfluorit: có triển vọng nhất được phát hiện là điểm quặng fluorit Làng O2, thượng nguồn suối Nước Miên, thuộc nhóm tờ Bồng Sơn. Tài nguyên dự báo cấp 334 là 44.708,11 tấn fluorit.

Ngoài ra trên diện tích nhóm tờ Krông Pa cũng đă phát hiện fluorit đi cùng barit ở khu vực Ea Thul. Tài nguyên dự báo cấp 334 là 47,94 ngh́n tấn fluorit; 15,33 ngh́n tấn barit.

Khoáng sản felspat: có triển vọng nhất được phát hiện là điểm felspat Chư Hing, nhóm tờ Krông Pa. Tài nguyên dự báo cấp 334 là 9,14 triệu tấn felspat (trong đó cấp 334a là 2,46 triệu tấn).

Khoáng sản kaolin: là khoáng sản có tiềm năng rất lớn được phát hiện trên diện tích nhóm tờ Đồng Xoài. Kaolin có nguồn gốc trầm tích phân bố trong địa tầng Pliocen - Đệ tứ. Tài nguyên dự báo cấp 334 là 107,8933 triệu tấn. Ngoài ra, c̣n có các thân khoáng kaolin nằm trong hệ tầng Đất Cuốc (aQ11 đc) và hệ tầng Bà Miêu (N22 bm). Tài nguyên dự tính cấp 334 (diện tích 4,5x2,8 km) là 80,92 triệu tấn.

Đá quư kim cương: lần đầu tiên được phát hiện tại đim sa khoáng kim cương Tà Vát, thuộc diện tích nhóm tờ Lộc Ninh. Kết quả mới phát hiện đươc 2 hạt kim cương có kích thước: 0,3x0,35 mm; 0,5x0,6 mm trong mẫu đăi trọng sa aluvi ḷng suối. Đây là phát hiện kim cương trong aluvi đầu tiên của Việt Nam, mở ra triển vọng cho công tác t́m kiếm kim cương cùa Việt Nam trong tương lai.

Kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản đă phát hiện nhiều diện tích có khoáng sản triền vọng đă được chuyển sang thăm ḍ khai thác hoặc được khoanh định để điều tra, đánh giá tiếp theo, đồng thời là dữ liệu cơ sở quan trọng đ xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xă hội, quốc pḥng, an ninh, quy hoạch phát triển vùng, lănh thổ của đất nước.

4. Thực hiện công tác t́m kiếm đánh giá và thăm ḍ khoáng sản

Trong điều kiện rất khó khăn khi miền Nam mới được giải phóng, với tinh thần vượt khó, Liên đoàn đă t́m kiếm đánh giá thành công các mỏ khoáng sản: Than nâu Đại Lào, Di Linh (Lâm Đồng); Than bùn U Minh (Minh Hải); Titan Hàm Tân, Chùm Găng (B́nh Thuận); Cát thuỷ tinh Cam Ranh (Khánh Hoà), t́m kiếm đánh giá triển vọng cát trắng ven bin từ Ḥn Gốm đến Vũng Tàu; Đá vôi Hà Tiên (Kiên Giang), Chà Và (Tây Ninh), đá vôi san hô Mỹ Tường (Ninh Thuận); Kaolin Pren, Trại Mát (Lâm Đồng), Bến Cát (B́nh Dương); Sét bentonit, Puzlan Gia Quy (Bà Rịa - Vũng Tàu); Bentonit Di Linh (Lâm Đồng); Diatomit Đại Lào (Lâm Đồng); Sét gạch ngói Đông Bến Cát (B́nh Dương), Long B́nh, Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh); Bauxit Tân Rai Bảo Lộc (Lâm Đồng), Gia Nghĩa (Đắk Nông), Kon Plong (Kon Tum); Vàng Trà Năng (Lâm Đồng), Klang Bah, (Ninh Thuận); Thiếc Đa Chay (Lâm Đồng), Mati - Du Long (Ninh Thuận); Molybdenit Krong Pha (Ninh Thuận), Molybdenit Núi Sam (An Giang); Đá quư Đắk Tôn (Đắk Nông), Xuân Lộc (Đồng Nai); Ch́-kẽm, bạc Gia Bạc (Lâm Đồng); phosphorit Hà Tiên (Kiên Giang).

Các nhiệm vụ đă đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn cũng như nhu cầu khoáng sản của đất nước.

5. Thực hiện công tác điều tra địa chất đô thị

Liên đoàn cũng tham gia điều tra địa chất đô thị cho nhiều tinh, thành phố lớn như: Đà Nng - Hội An, Dung Quất - Vạn Tường, Tuy Hoà, Nha Trang, Buôn Ma Thuật, Phan Rang - Tháp Chàm, Đà Lạt - Bảo Lộc, Phan Thiết, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tân An, Long Xuyên, Vĩnh Long, Mỳ Tho - Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cao Lănh, Sa Đéc, Châu Đốc, Rạch Giá - Kiên Giang, Hà Tiên, Cà Mau... Kết quả công tác nghiên cứu địa chất đô thị là cơ sở khoa học có ư nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xă hội, đặc biệt là trong công tác xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng các đô thị hiện nay.

6. Thực hiện các dự án Chính phủ, Dự án mục tiêu Quốc gia về biến đổi khí hậu và các đề tài nghiên cứu khoa học

Liên đoàn tham gia đề án Chính phủ: Điều tra đánh giá tiềm năng sa khoáng titan- zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, B́nh Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu; Điều tra, đánh giá tong thể tiềm năng quặng bauxit, quặng sắt laterit miền Nam Việt Nam; Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng Urani Việt Nam;

Hiện nay Liên đoàn đang thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá địa động lực hiện đại để hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng ở đồng bằng Sông Cửu Long”. Kết quả bước đầu đă cung cấp số liệu địa động lực hiện đại trong Kainozoi (tốc độ; biên độ nâng, hạ, sụt lún hiện đại; đứt găy hoạt động) góp phần hoàn thiện, nâng cao độ chính xác kịch bản biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, để đề xuất một số giải pháp tổng thể thích ứng với biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và dự báo các tai biến địa chất liên quan.

Ngoài các đề tài lớn tiêu biu nêu trên, Liên đoàn c̣n thực hiện rất nhiều đề tài nghiên cứu khác như: Phân vùng động đất nhỏ thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá hiện tượng nứt đất trên phạm vi các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, Đắk Lăk, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh phụ cận; nghiên cứu xác lập tổ hợp phương pháp địa vật lư hợp lư trong nghiên cứu cấu trúc không gian ngầm áp dụng thử nghiệm tại vài vị trí điển h́nh trong phạm vi TP. Hồ Chí Minh; Đánh giá hiện trạng, nguyên nhân sạt lở một số đoạn bờ sông Tiền, sông Hậu và biện pháp pḥng tránh; Đánh giá tiềm năng chứa thiếc và kim loại hiếm các kiểu magma ŕa lục địa tích cực Mesozoi muộn đới Đà Lạt... Đối với mỗi sự biến động bất thường của địa chất, Liên đoàn đều kịp thời nghiên cứu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp xử lư cũng như nghiên cứu sớm các tiềm năng địa chất làm cơ sở cho việc khai thác khoáng sản.

7. Thực hiện hợp tác quốc tế

Liên đoàn luôn chú trọng mở rộng hp tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đế tranh thủ sự giúp đỡ về k thuật, trang thiết bị, chuyên môn. Trước đây Liên đoàn từng hợp tác với các nước thuộc khối SEV trong thăm ḍ bauxit ở Đắk Nông, Tân Rai; Hợp tác với Tiệp Khắc trong đo vẽ Bản đồ Địa chất 1:50.000 nhóm tờ Nha Trang - Phan Rang; Hợp tác với Liên Xô trong đo vẽ Bản đồ Địa chất 1:200.000 nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai; đo vẽ Bản đồ Địa chất 1:50.000 nhóm tờ Tam Kỳ - Hiệp Đức. Những năm gần đây, Liên đoàn hợp tác với công ty ARCO trong nghiên cứu magma xâm nhập Nam Việt Nam; Hợp tác với Nhật trong giải đoán ảnh vũ trụ đồng bằng sông Cửu Long; Hợp tác với Úc trong phuơng pháp nghiên cứu địa hoá t́m kiếm vàng vùng Trà Năng; Hợp tác với chuyên gia Trung Quốc về các phuơng pháp nghiên cứu cổ sinh - địa tầng.

8. Sản xuất dịch vụ địa chất

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nuớc giao theo kế hoạch, trong thời kỳ đổi mới, để tạo thêm việc làm và đảm bảo thu nhập cho nguời lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xă hội ở địa phuơng, Liên đoàn đă đy mạnh các hoạt động dịch vụ địa chất. Đây cũng là một hướng đi sáng tạo của Liên đoàn, là một biện pháp đảm bảo cho công tác nghiên cứu khoa học, đo vẽ bản đồ của đơn vị ngày càng có chất luợng, hiệu quả hơn, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế xă hội của khu vực và đất nuớc. Trong khoảng 10 năm trở lại đây Liên đoàn đă kư và thực hiện hàng trăm hợp đồng, giá trị hàng trăm tỷ đồng.

Các hoạt đông dịch vụ địa chất đa dạng từ đo vẽ bản đồ địa chất; lập báo cáo quy hoạch khoáng sản; quy hoạch vùng cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản; điều tra tai biến địa chất, phân vùng nhỏ động đất; t́m kiếm, thăm ḍ khoáng sản; điều tra địa chất thủy văn - địa chất công tŕnh; khảo sát thủy điện; trắc địa mỏ, lập bản đồ địa h́nh; thăm ḍ khai thác, thiết kế khai thác; tư vấn đánh giá tác động môi truờng, phân tích các loại mẫu địa chất - khoáng sản...

Sản phẩm hoạt động sản xuất dịch vụ địa chất của Liên đoàn được các khách hàng đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả.

9. Công tác đào tạo

Trong 40 năm qua, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ được Liên đoàn quan tâm: 35 cán bộ được đào tạo đại học tại chức, 20 cao học và 05 tiến sỹ, cử nhiều cán bộ tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn trong nuớc và nuớc ngoài.

10. Những phần thưởng đă được nhận

Với những thành tích đạt được, Liên đoàn đă vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quư:

01 Huân chương Lao động hạng Nh́, 01 Huân chương Lao động hạng Ba cho Liên đoàn;

01 Huân chương Lao động hạng Ba cho Đoàn Địa chất 604 và Đoàn Địa chất 204;

02 Huân chương Chiến công hạng Ba cho Đại đội tự vệ Đoàn Địa chất 604 và Đoàn Địa chất 602;

Danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Lao động hạng Nhất cho ông Nguyễn Xuân Bao;

Truy tặng Huân chương chiến công hạng Ba cho Liệt sĩ Nông Văn Nhượng, cán bộ kỹ thuật Đoàn 604.

Cùng nhiều bằng khen, giấy khen, cờ thi đua và danh hiệu thi đua của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Tồng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam ...

Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam đă trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, ghi đậm dấu ấn những năm tháng làm việc đầy gian khổ, nhưng cũng rất đi hào hùng của nhiều thế hệ địa chất. Nh́n lại chặng đường vẻ vang đă qua, chúng ta vô cùng tự hào v́ những thành quả lao động gian khổ của lớp lớp thế hệ cán bộ công nhân viên địa cht Liên đoàn đă và đang góp phân xứng đáng vào công cuộc phát triến đất nước. Những thành tựu to lớn đó được đúc kết trong các công tŕnh đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản ở các tỷ lệ, các báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu kiến tạo sinh khoáng và các công tŕnh t́m kiếm thăm ḍ những vùng mỏ cụ thể trên phần lănh thổ phía Nam của Tổ quốc. Những kết quả đó là cơ sở khoa học - thực tiễn quan trọng để Nhà nước hoạch định các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững các vùng kinh tế - xă hội ở miền Nam Việt Nam.

III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM vụ TRONG THỜI GIAN TỚI

Tiếp tục phát huy truyền thống 40 năm, đoàn kết, nhất trí, thi đua yêu nước, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu cấp thiết về tài nguyên khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế - xă hội. Liên đoàn phải thực hiện tốt các chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước là Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nh́n đến năm 2030 và Nghị quyết số 103-NQ-CP của Chính phủ về Chương tŕnh hành động thực hiện Nghị quyết; Quyết định 1388 QĐ- TTg, ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết sô 24 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đôi khí hậu, tăng cường quản lư tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ của Liên đoàn trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh công tác lập bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:50.000; t́m kiếm đánh giá, thăm ḍ khoáng sản phần đất liền; điều tra cơ bản địa chất khoáng sản bin và hải đảo; nghiên cứu địa chất phục vụ cho các giải pháp ứng phó với biến đối khí hậu; thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ; đẩy mạnh công tác điều tra, quy hoạch, thực hiện các hoạt động dịch vụ địa chất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương và doanh nghiệp... Giải pháp thực hiện là chú trọng tăng cường năng lực thiết bị và đổi mới công nghệ tiên tiến; tổ chức bộ máy tinh gọn và hiệu quả gắn với việc quy hoạch, đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong t́nh h́nh mới là hội nhập sâu rộng.

Kỷ niệm 40 năm thành lập, mỗi một cán bộ công nhân viên địa chất trong Liên đoàn hăy sống và công tác xứng đáng với quá khứ hào hùng của ḿnh, đy mạnh thi đua công tác, nghiên cứu, học tập nhằm nâng cao tŕnh độ góp phần đưa ngành Địa chất nói chung và Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam phát triển lên một tầm cao mới, góp phần xứng đáng xây dựng đất nước tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhân dịp này, Lănh đạo và cán bộ công nhân viên Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam xin bày tỏ ḷng biết ơn chân thành đối với các Bộ, ngành ở Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, nhân dân và chính quyền các địa phương, các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, các trường đại học, viện nghiên cứu và các nhà khoa học đă dành nhiều t́nh cảm quí mến, dành sự tin cậy và hợp tác, giúp đỡ Liên đoàn trong quá tŕnh hoạt động.