ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ MẶN NHẠT NƯỚC LỖ RỖNG TRONG CÁC TRẦM TÍCH

TUỔI HOLOCEN PHÍA TÂY NAM CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

 

TRẦN THỊ LỰU1, PHẠM QUƯ NHÂN2, TRẦN NGHI1, FLEMMING LARSEN3

1Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, Nguyễn Trăi, Thanh Xuân, Hà Nội

2Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội; 3Cục Địa chất Đan Mạch

 

Tóm tắt: Trong Holocen, dao động mực nước biển, hoạt động nâng hạ kiến tạo và tốc độ lắng đọng trầm tích đă quyết định sự h́nh thành nên các tướng trầm tích khác nhau gồm các trầm tích cửa sông-vũng vịnh, các trầm tích châu thổ và các trầm tích sông phân bố theo chiều từ dưới lên trên. Sử dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm địa vật lư lỗ khoan, phương pháp trường chuyển, phân tích thành phân hóa học nước lỗ rỗng đă cho thấy các trầm tích biển Holocen vẫn c̣n chứa nước mặn tàn dư với độ tổng khoáng hóa tăng dần theo hướng từ lục địa ra biển. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nước lỗ rỗng trong các trầm tích cửa sông vũng vịnh có độ tổng khoáng hóa cao hơn so với nước lỗ rỗng các trầm tích châu thổ. Ngoài ra, dựa trên các tài liệu nghiên cứu xác định thành phần độ hạt trầm tích, thành phần khoáng vật cũng như các tài liệu nghiên cứu về trầm tích Đệ tứ công bố trước đây đă góp phần làm sáng tỏ quy luật phân bố mặn nhạt của nước lỗ rỗng trong các trầm tích tuổi Holocen vùng nghiên cứu. Đây ỉà cơ sở giải thích cho nguồn gốc nhiễm mặn của nước dưới đất trong các tầng chứa nước Holocen và Pleistocen.

 

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)