ĐỊA HOÁ VÀ TUỔI ĐỒNG VỊ U-Pb GRANIT ĐÈO KHẾ

 

LA MAI SƠN1, HOÀNG THỊ HỒNG ANH2, BÙI THẾ ANH2, PHẠM MINH3, PHẠM TRUNG HIẾU3

1Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc; 2Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản; 3Đại học Khoa học tự nhiên,  ĐH QG-HCM

 

Tóm tắt: Granitoid khu vực Đèo Khế được xếp vào phức hệ Xóm Giấu, chúng là những khối xâm nhập nhỏ với thành phần thạch học chủ yếu là granit sáng màu, giàu fenspat kali. Zircon tuyển từ hai mẫu gảnit được thu thập ở Đèo Khế có số hiệu V0857 và V0860 được phân tích bằng phương pháp LA-ICPMS U-Pb cho tuổỉ thành tạo khoảng 1,85 tỉ năm. Giá trị tuổi này minh chứng cho sự tôn tại hoạt động magma trong giai đoạn Paleoproterozoi khu vực Phan Si Pan, Tây Băc Việt Nam. Điều này cũng cho thấy đới cấu trúc Phan Si Pan, Tây Băc Việt Nam có mối quan hệ với sự hội tụ siêu lục địa Columbia trong giai đoạn Paỉeoproteroioi. Các kết quả nghiên cứu mới U-Pb zircon từ bài báo này kêt hợp với các sự kiện biến chất 1,8-2,0 tỉ năm được ghi nhận trên granitogneis phức hệ Ca Vịnh và 1,9-2,0 ti năm orthogneis trong đới trượt Sông Hồng đă khẳng đinh hơn nữa sự tương đồng về tiến hóa kiến tạo khu vực Tây Bắc Việt Nam và mảng Dương Tử trong suốt giai đoạn Arkei - Paleoproterozoi. Hơn nữa, tuổi thành tạo của granit Đèo Khế trong nghiên cứu này trẻ hơn rất nhiều so với các nghiên cứu granit phức hệ Xóm Giấu trước đây (khoảng 2.264 triệu năm). Như vậy, việc xếp các đả granit ở Đèo Khế vào phức hệ Xóm Giấu cần phải được nghiên cứu thêm.

 

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)